Cô gái 16 tuổi đau bụng, 3 bác sĩ đều tưởng mang thai nhưng sự thật khiến tất cả sốc

Ngày 02/05/2020 09:30 AM (GMT+7)

Cô gái 16 tuổi bị đau bụng được một người bạn đưa đến bệnh viện để khám, ban đầu 3 bác sĩ trong phòng cấp cứu nghi ngờ cô bé có thai, nhưng kết quả cuối cùng lại khiến nhiều người sốc.

Câu chuyện dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Lý Hồng Chính, bác sĩ Khoa cấp cứu của Bệnh viện trung ương tỉnh Quảng Đông.

Một cô gái 16 tuổi đến bệnh viện vì bị đau bụng, bác sĩ Hồng Chinh hỏi: "Cháu đau bụng bao lâu rồi?" Cô gái nói với bác sĩ: "Cháu mới ra ngoài đi mua đồ, sau đó bắt đầu bị đau, đến giờ cháu đau đã nửa tiếng rồi. Tình trạng đau bụng này đã kéo dài vài năm nay, nhưng đột nhiên tháng này cơn đau bụng nhiều hơn và kéo dài lâu hơn”.

Bác sĩ Chinh hỏi tiếp: “Tháng này kinh nguyệt của cháu kết thúc vào lúc nào? Cô gái cúi đầu, nói nhỏ: “Cháu đã bị quá kỳ kinh 2 ngày nay”.

Bởi vì các cô gái đang độ tuổi này rất đáng lo ngại, do đó khi bị đau bụng, các bác sĩ phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xem có mang thai hay không. Ngay cả khi cô gái nói với các bác sĩ trong phòng cấp cứu rằng cô chưa kết hôn, chưa có bạn trai và cũng chưa có quan hệ tình dục. Nhưng bác sĩ Chinh không tin vì bệnh nhân thường xuyên nói dối. Bác sĩ yêu cầu thử thai bằng nước tiểu, nhưng kết quả không phải.

Cô gái 16 tuổi đau bụng, 3 bác sĩ đều tưởng mang thai nhưng sự thật khiến tất cả sốc - 1

Cô gái 16 tuổi bị đau bụng, nhưng làm hàng loạt các xét nghiệm không tìm thấy nguyên nhân. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Chinh nói: “Không có mang thai, cũng không phải là tốt, có thể là những nguyên nhân khác dẫn đến đau bụng”. Bác sĩ Chinh đã yêu cầu cô gái làm siêu âm, bao gồm cả siêu âm phụ khoa, nhưng cũng không phát hiện vấn đề bất thường. Ruột thừa dường như dày hơn, túi mật, thận và niệu quản đều trong tình trạng tốt và không có sỏi. Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra máu và kết quả là bình thường.

Bác sĩ cấp cứu nghi là viêm ruột thừa, vì vậy đã hỏi cô gái, ban đầu có phải bị đau bụng ở quanh rốn, sau đó chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải hay không, nếu đúng là như vậy thì đó là biểu hiện điển hình của viêm ruột thừa cấp tính. Tuy nhiên cô gái lắc đầu nói, lúc đầu cô gái bị đau bụng dưới bên phải.

Bác sĩ Chinh nói với cô gái: "Cháu phải liên lạc với cha mẹ, cháu cần phải nhập viện để tìm ra nguyên nhân, bởi trường hợp đau bụng của cháu không đơn giản." Nghe bác sĩ nói cô gái rất sợ hãi và gọi điện thoại yêu cầu cha mẹ đến.

Tiếp sau đó bác sĩ yêu cầu cô gái đi chụp CT cắt lớp, kết quả cho thấy: không có viêm ruột thừa cấp tính, cũng không có sỏi ống mật, viêm túi mật, tắc ruột, thủng đường tiêu hóa,… tất cả đều không có vấn đề, nên không thể chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ Chinh hỏi: "Cháu có bất kỳ sự khó chịu nào khác không? Chẳng hạn như buồn nôn, nôn, đầy hơi, trào ngược axit, ợ hơi, phân có máu”. Cô gái vẫn tiếp tục lắc đầu, nói không.

Bác sĩ Chinh nghi ngờ là vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như loét dạ dày và loét tá tràng. Loét dạ dày này là một nguyên nhân rất phổ biến của đau bụng và cần phải được loại trừ. Nó chỉ có thể được phát hiện bằng nội soi dạ dày. Tuy nhiên, nội soi dạ dày không thấy bất thường rõ ràng, chỉ có một chút viêm dạ dày bề ngoài, chắc chắn không phải là nguyên nhân của đau bụng.

Phát hiện bệnh của cô gái từ cử chỉ của người mẹ

Cô gái 16 tuổi đau bụng, 3 bác sĩ đều tưởng mang thai nhưng sự thật khiến tất cả sốc - 2

Cuối cùng thông qua cử chỉ của người mẹ, bác sĩ phát hiện cô gái bị bệnh động kinh. (Ảnh minh họa)

Mẹ của bệnh nhân ngồi bên giường, chạm vào tóc của cô con gái với một tình yêu mãnh liệt. Người mẹ nhíu mày, nói rằng bà hi vọng người bị bệnh là bà chứ không phải con gái. Đột nhiên, miệng của bà mẹ co giật vài lần trong vài giây và nhanh chóng hồi phục. Nếu bác sĩ Chinh không nhìn chằm chằm vào bà, thì thật khó phát hiện. Lúc này, bác sĩ Chinh mới chợt nghĩ tới khả năng mẹ của cô gái bị mắc bệnh động kinh, nhưng không rõ chính xác hay không. Sau khi hỏi được biết, bà mẹ chính xác bị động kinh và đã uống thuốc nhiều năm.

Bác sĩ Chinh nói: "Động kinh không phải là một bệnh di truyền, nhưng động kinh có thể có xu hướng di truyền." Nói cách khác, con gái của bệnh nhân cũng có thể bị động kinh. Tuy nhiên, bác sĩ Chinh tự hỏi: "Động kinh có liên quan đến đau bụng không?” Sau khi tìm hiểu tài liệu bác sĩ đã có câu trả lời chính xác.

Tất nhiên, điển hình của bệnh động kinh là co giật, rối loạn ý thức và sùi bọt mép. Mọi người đều biết điều đó. Nhưng động kinh không điển hình có thể cho thấy đau bụng, bởi vì sự phóng thích bất thường của não có thể liên quan đến sự xáo trộn của dây thần kinh thực vật trong bụng, dẫn đến đau bụng.

Cô gái 16 tuổi đau bụng, 3 bác sĩ đều tưởng mang thai nhưng sự thật khiến tất cả sốc - 3

Mặc dù dấu hiệu điển hình của động kinh là co giật, sùi bọt mép,... nhưng trường hợp của cô gái là động kinh không điển hình.

Không cần phải đợi đến ngày mai, chỉ cần tối nay, cho cô bé đến phòng điện não đồ để kiểm tra. Nếu trong đêm xuất hiện cơn đau bụng, nếu chứng động kinh điển hình có thể được ghi lại trong thời điểm đó, chắc chắn cô gái bị động kinh. Cuối cùng bác sĩ Chinh chẩn đoán, cô gái 16 tuổi mắc bệnh động kinh thể bụng.

Sau đó bác sĩ Chinh sử dụng thuốc chống động kinh tiêm vào tĩnh mạch, cơn đau bụng của cô gái đã giảm trong vòng nửa giờ. Sau khi được xuất viện, cô bé được bác sĩ kê cho 2 loại thuốc chống động kinh, bác sĩ Chinh nói rằng nếu cô gái bị đau bụng, cần phải đến bệnh viện để khám kịp thời. Một tuần sau, bác sĩ Chinh gọi cho cô gái và hỏi tình trạng sức khỏe của cô gái như thế nào.

Cô gái nói không sao, không có cơn đau bụng xảy ra, và thuốc vẫn đang được sử dụng. Sau 3 tháng theo dõi, không có cơn đau bụng nào xảy ra. Sau đó, cô được gửi đến phòng khám thần kinh để điều chỉnh thuốc.

Động kinh thể bụng là gì?

Cô gái 16 tuổi đau bụng, 3 bác sĩ đều tưởng mang thai nhưng sự thật khiến tất cả sốc - 4

Động kinh thể bụng dễ nhầm với các bệnh đường tiêu hóa. 

Động kinh là hiện tượng các tế bào thần kinh ở vỏ não đột ngột phóng điện đồng loạt và quá mức gây ra nhiều thay đổi về vận động, hành vi, suy nghĩ, cảm xúc… Động kinh thể bụng là một trong những dạng động kinh mà những ảnh hưởng của nó chủ yếu xảy ra với hệ tiêu hóa nên dễ bị nhầm lẫn sang các dạng bệnh khác. Có khá ít các trường hợp được báo cáo trong những năm vừa qua và hầu hết đều là trẻ em.

Dạng động kinh thể bụng rất đặc biệt, khó nhận biết, biểu hiện ở mỗi người là rất khác nhau, tuy nhiên nó thường được mô tả với những triệu chứng như sau:

- Cơn đau dữ đội đột ngột khởi phát ở vùng ở vùng thượng vị của dạ dày và kéo dài trong khoảng vài phút tới một giờ. Có những trường hợp một tháng có thể xảy ra 4-5 cơn nhưng cũng có người vài tháng mới xuất hiện một cơn.

- Không tỉnh táo, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt hoặc ngất trước, trong hoặc sau cơn đau bụng

- Bệnh động kinh thể bụng có thể gây co giật toàn thân hay một bộ phận cơ thể nhưng thường hiếm gặp.

Triệu chứng cơn động kinh của một người bệnh mỗi lần cũng có thể có đôi chút khác biệt.

Cách sơ cứu người bị co giật, động kinh
Co giật, động kinh đang trở thành nổi ám ảnh rất lớn của không những người lớn tuổi mà còn của cả những người ở độ tuổi trẻ hơn. Hiện nay cứ 10 người...
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ