Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản (VPQ) là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào. Đặc biệt là trẻ ở thành thị cũng như ở các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh còn cao hơn. Nếu cha mẹ hiểu được nguyên nhân và cách đề phòng sẽ làm giảm thiểu căn bệnh, đề phòng biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.

Tổng quát về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là viêm nhiễm đường thở dưới, dân gian còn gọi là sưng cuống phổi, bệnh chưa tấn công vào nhu mô phổi, tuy nhiên khi viêm cuống phổi thì sẽ gây triệu chứng kích thích ho nhiều và nếu không được điều trị tích cực thì có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi. 

Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà... rất dễ bị viêm phế quản.

Những trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản

- Do virus: virus hợp bào hô hấp (RSV), virus parainfluenza (gây viêm đường hô hấp trên và dưới), sởi, virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi dẫn đến hoại tử phổi)…

- Do vi khuẩn: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)..

- Khi con bị cảm lạnh: đau họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng xoang mũi, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản

- Do thói quen sinh hoạt: trẻ thường xuyên nằm máy lạnh hoặc tắm quá lâu, tắm nước lạnh hoặc phòng tắm không kín gió. 

- Do sức đề kháng yếu: do còn ít tuổi nên sức đề kháng của trẻ còn yếu. Đặc biệt là các bé nằm trong độ tuổi 18-24 tháng hoặc sinh non, đã sử dụng kháng sinh nhiều lần.

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu sau:

- Ho, mất tiếng hoặc khàn tiếng.

- Khó thở, thở rít trong thanh quản, thở khò khè.

- Sốt.

- Chảy nước mũi, ngạt mũi

- Mắt đỏ, cảm giác ớn lạnh

- Sưng hạch bạch huyết

- Nôn, buồn nôn

- Ngực đau

Khi nào cần đưa trẻ đến viện

- Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho, sổ mũi, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. Trong trường hợp bé có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn tất cả thì cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

- Ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn trớ hoặc tiêu chảy), khó thở, có những cơn ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái... rồi khỏi.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

1. Cách điều trị dứt điểm viêm phế quản cho bé 

Trẻ bị viêm phế quản được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ sớm khỏi bệnh. Vì vậy, khi thấy con xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, cha mẹ cần:

- Giữ ấm cơ thể trẻ. Nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản, nghĩa là giúp trẻ tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẩn và điều này sẽ được bác sĩ đánh giá và cho y lệnh.

- Hãy cho bé uống nhiều nước ấm mỗi ngày để giúp không bị tắc nghẽn, sung huyết. 

- Vệ sinh tai mũi họng của trẻ hàng ngày bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sát khuẩn 0,9%.

- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước hoa quả, súp

- Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.

- Nếu trẻ sốt dưới 38, 5 độ chườm ấm cho trẻ để nhanh hạ nhiệt. Nếu sốt từ  38,5°C trở lên thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. 

- Chỉ uống thuốc kháng sinh khi được thầy thuốc chỉ định. Bác sĩ có thể kê loại thuốc làm loãng đờm và trẻ sẽ phải được cho uống nhiều nước. Ở trẻ quá nhỏ, phản xạ ho không nhiều hoặc động tác ho yếu, không đủ để tống đàm ra thì dễ đưa đến nghẹt đờm, cần phải đưa bé đi tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc đi hút đàm nhớt. Như vậy, cần nhắc lại là phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

2. Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?

Nhiều mẹ cho rằng trẻ đang có biểu hiện ho, sổ mũi, nếu tắm cho trẻ sẽ sợ con nhiễm lạnh. Tuy nhiên, trẻ bị viêm phế quản nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ sẽ càng bị nhiễm bệnh nặng hơn. Điều quan trọng là khi tắm cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

- Cho trẻ tắm trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm.

- Tắm đến đâu cởi quần áo đến đó.

- Chỉ tắm nhanh, vệ sinh vùng kín của trẻ, tay chân và lau người bằng khăn ẩm.

- Tắm nhanh cho bé, không để trẻ ngâm nước quá lâu.

- Sau khi tắm, lau khô người để tránh nước bốc hơi gây cảm lạnh.

3. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Chăm sóc trẻ viêm phế quản phổi cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cơ thể trẻ lúc này đang trong tình trạng suy yếu, dễ mất nước, cần bổ sung cần dưỡng chất phù hợp để trẻ mau hồi phục:

- Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa: gạo, bột mì, ngũ cốc, đậu phụ, trứng gà…

- Sữa, các chế phẩm từ sữa: trẻ bị viêm phế quản nên uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, đặc biệt là sữa chua sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.  

- Rau xanh, trái cây tươi: lượng vitamin A,C,E có trong các loại rau quả có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, phổi. Một số loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho bệnh nhi bị viêm phế quản được các bác sĩ khuyên dùng như dâu tây, bông cải xanh, cà rốt, rau chân vịt...

Lưu ý: Nên chế biến thức ăn dạng lỏng để bé dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa khác nhau vì lúc này bé dễ mệt mỏi, chán ăn và nôn ói. 

4. Những loại thực phẩm nào nên kiêng khi bị viêm phế quản?

Đồ ăn chiên

Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, gà chiên, hành tây chiên, khoai tây chiên, chứa một lượng cao chất béo bão hòa, một dạng chất béo liên kết với tăng nguy cơ cholesterol cao, bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh tim.

Thức ăn chiên xào cũng có thể làm tăng tình trạng viêm ở phổi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm phế quản. Để ngăn ngừa các sự cố vừa nêu, thay thế các loại thực phẩm chiên với các loại thực phẩm hấp và tươi.

Sản phẩm sữa chứa nhiều chất béo

Các sản phẩm sữa có chất béo cao, mặc dù nguồn có giá trị của protein và canxi, nhưng còn chứa một lượng phong phú các chất béo bão hòa.

Trong khi các vi khuẩn lành mạnh được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp khống chế các triệu chứng của viêm phế quản, nhưng sữa nguyên chất và hàm lượng chất béo cao pho mát có thể làm trầm trọng thêm sản xuất chất nhầy và gây khó cho thở, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland.

Tránh các loại thực phẩm dựa trên các sản phẩm sữa có chất béo cao bao gồm súp kem, bánh pizza, bánh pho mát.

Đường tinh chế

Đường tinh luyện thêm vị ngọt và calo, nhưng hầu như không có chất dinh dưỡng trong thực phẩm và đồ uống.

Trong khi ăn thực phẩm có đường chỉ thỉnh thoảng là chấp nhận được, tốt nhất nên tránh những thực phẩm và đồ uống nhiều đường như là một cách hữu ích để giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các triệu chứng viêm phế quản.

Nguồn phổ biến của đường tinh luyện bao gồm đồ uống ngọt có đường, kẹo, sô cô la sữa, xi rô, ngũ cốc ngọt lịm, bánh quy, sôcôla hạnh nhân, bánh nướng, bánh ngọt và bánh nướng xốp.

Thực phẩm mặn

Thực phẩm nhiều muối, hoặc natri, có thể có một tác động có hại đối với huyết áp của bạn và sức khỏe phế quản. Thức ăn mặn làm tăng giữ nước trong các mô phế quản có thể dẫn đến tăng chất nhầy và viêm cho phổi. 

Để ngăn chặn điều này, sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên chứ không phải là muối ăn và tránh các loại thực phẩm natri cao chẳng hạn như bánh quy, bánh quy giòn, bánh ngô và khoai tây chiên, súp đóng hộp, món khai vị đông lạnh, và các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích và hun khói.

Ngược lại, khi bị viêm phế quản, bạn cần uống nhiều nước lọc ấm hàng ngày, ăn nhiều rau quả tươi, tăng protein từ cá. Nếu viêm phế quản kéo dài, kèm sốt và ho khạc nhiều đờm, cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn.

Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ em

- Cho bé ngủ đủ giấc

- Tránh chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình nếu bạn ở gần người bị viêm phế quản.

- Không dùng chung kính hoặc bát đĩa.

- Giữ ấm cơ thể cho trẻ

- Rửa tay thường xuyên với xà bông, đặc biệt là trong mùa lạnh.

- Tránh hút thuốc thụ động cho trẻ

- Vệ sinh thường xuyên môi trường sống của trẻ tránh bụi bẩn, lông động vật, mùi hóa chất

Thông Tin Cần Biết

Bệnh trẻ em khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY