Bé bị viêm phế quản thở khò khè, mẹ nên và không nên làm gì?

Linh San - Ngày 20/01/2021 16:02 PM (GMT+7)

Bé bị viêm phế quản thở khò khè thường kèm theo nhiều dấu hiệu như khó thở, thở rít, ngạt mũi, chảy nước mắt hoặc ngạt mũi... Mặc dù viêm phế quản không phải là bệnh nặng nhưng nếu như không được điều trị kịp thời có thể sẽ trở thành bệnh mãn tính.

Nguyên nhân bé bị viêm phế quản thở khò khè

Viêm phế quản thường rất hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là những bé từ 6 tháng đến 1 tuổi. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa thu đông hoặc thu xuân, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ thường hay mắc phải bệnh viêm phế quản. Bệnh này thường rất khó để chẩn đoán ở trẻ nhỏ và ít gặp ở thể đơn thuần mà thường có kèm theo một số bệnh khác như nhu mô phổi, viêm nhiễm đường hô hấp hoặc cũng có thể do bị nhiễm bệnh khuẩn chung như sởi, cúm, ho gà...

Ngoài ra, khi trẻ bị viêm phế quản thở khò khè cũng được gây ra bởi những nguyên nhân khác như:

- Do sức đề kháng yếu: Do bé vẫn còn ít tuổi nên sức đề kháng vẫn còn non yếu. Đặc biệt là những bé trong độ tuổi từ 18-24 tháng hoặc sinh non, trẻ từng dùng kháng sinh nhiều lần.

- Bé bị cảm lạnh: Cảm cúm, đau họng hoặc nhiễm trùng xoang mũi có thể xâm nhập phế quản.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè, mẹ nên và không nên làm gì? - 1

Bé bị viêm phế quản thở khò khè do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)

- Do vi khuẩn: Các loại tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn cũng dễ làm gây hại đến phế quản của bé.

- Do virus: Một số virus như sởi, virus RSV (hợp bà hô hấp), virus adeno (gây co thắt phế quản, phổi làm cho hoại tử phổi), virus parainfluenza (gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên và dưới)...

- Do thói quen sinh hoạt: Mẹ tắm cho bé quá lâu hoặc nằm máy lạnh quá nhiều, phòng tắm không kín gió cũng sẽ gây nên bệnh viêm phế quản.

Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống phế quản sẽ bị sưng, tiết dịch và phù nề khiến cho đường thở của bé bị thu hẹp lại, không khí lưu thông khó khăn và gây nên những tiếng thở khò khè. Trong một số trường hợp, trẻ bị viêm phế quản thở khò khè sẽ không tự thở đường và gây nguy hiểm tính mạng.

Mẹ nên và không nên làm gì khi bé bị viêm phế quản thở khò khè?

NÊN:

- Cho bé nghỉ ngơi tại nhà, ngủ đủ giấc.

- Cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

- Tăng cường bù nước và sử dụng rau xanh, nước ép hoa quả cho trẻ.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè, mẹ nên và không nên làm gì? - 2

Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi đầy đủ. (Ảnh minh họa)

- Thực hiện cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, không nên kiêng cữ thái quá.

- Luôn luôn giữ ấm cổ cho bé, đặc biệt là vào mùa đông, khi nằm máy lạnh.

- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi và làm sạch, làm thông mũi cho bé trước khi cho bé bú.

- Nếu bé phải dùng thuốc kháng sinh, mẹ cần phải kết hợp các loại thực phẩm để giúp bé tăng đề kháng, nhanh phục hồi trong và sau khi bị bệnh.

KHÔNG NÊN:

- Tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn. Đặc biệt, đối tượng trẻ sơ sinh càng không nên dùng.

- Cho trẻ uống nước đá, nước lạnh khi trẻ bị sốt do viêm phế quản thở khò khè do nước lạnh sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao và nguy hiểm hơn.

- Đưa trẻ đến những nơi đông người, nhất là mùa dịch bệnh.

- Cho trẻ ra đường khi thời tiết thay đổi.

- Không hút thuốc lá để giúp phòng luôn sạch sẽ, thông thoáng.

- Trường hợp bé bị sốt, không nên ủ ấm bé quá kỹ, hãy cho bé mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát hoặc cũng có thể dùng nước mát chườm nhẹ tại vùng nách, cổ, bẹn của trẻ.

Khi nào mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ?

- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, nhợt nhạt, xanh xao, chán ăn.

- Bé bị viêm phế quản thở khò khè nhiều hơn 3 tuần.

- Bé bị khó thở, thở dốc, sốt cao trên 37-38 độ C.

- Bé bị khó ngủ, quấy khóc tần suất liên tục.

- Bé bị ho ra máu.

Những phương pháp điều trị giúp bệnh viêm phế quản ở trẻ em thuyên giảm
Viêm phế quản ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng thành viêm phổi.
Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh viêm phế quản