Cách làm chè khúc bạch đơn giản có thể nấu tại nhà với các nguyên liệu cực kỳ dễ kiếm. Bếp Eva sẽ mách nhỏ bạn 4 công thức nấu chè ngon như ngoài quán lại đảm bảo vệ sinh.
Chè khúc bạch là một món chè không còn xa lạ gì với người Việt, được người dân cả 3 miền yêu thích. Cách làm chè khúc bạch không khó và thường được ăn nhiều nhất vào mùa hè.
Cái tên “chè khúc bạch” có nguồn gốc chính từ hình dáng của chúng. Chữ “Khúc” nghĩa là cắt thành từng khúc. Chữ “bạch” là vì món ăn này có màu trắng của kem và sữa tươi.
Món chè này được ăn cùng nhãn hoặc vải, hạnh nhân giòn giòn cùng phần thạch mát lạnh có độ dẻo, dai và mềm, hương vị thanh mát, ngọt vừa. Để nấu được một bát chè ngon tại nhà, chị em cần tuân thủ đúng công thức. Bếp Eva hướng dẫn cách làm chè khúc bạch ngon sau đây!
1. Cách làm chè khúc bạch bằng whipping cream
Để có món chè khúc bạch ngon thì gelatin và whipping cream là 2 nguyên liệu không thể thiếu.
Nguyên liệu nấu chè khúc bạch
- Sữa tươi 250ml (có đường hoặc không đường đều được)
- 250ml kem sữa tươi whipping cream
- 15g gelatin dạng bột
- 150g đường phèn hoặc đường cát trắng
- 2g bột trà xanh + 250ml nước
- 20g hạnh nhân và Nhãn hoặc vải tùy thích
- 6 Lá dứa (lá nếp)
Lưu ý: Lượng gelatin có thể tăng lên nếu thích ăn thạch có độ cứng, giảm xuống 10g nếu thích ăn thạch mềm, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến thạch có mùi của gelatin. Nên dùng đường phèn để chè có độ ngọt dịu và thanh hơn. Những nguyên liệu như hạt é nếu thích có thể cho thêm.
Nguyên liệu chính làm chè khúc bạch
Chi tiết cách làm chè khúc bạch đơn giản nhất
Bước 1: Làm thạch kem sữa (Nên làm tối thiểu trước 4 tiếng)
Lấy 150ml sữa tươi hòa tan với bột gelatin để 15 phút cho bột nở đều. Đổ sữa tươi và kem sữa tươi whipping cream vào bát, thêm 50 - 60g đường vào khuấy tan. Chia hỗn hợp thành 2 bát đều nhau:
- Bát 1 làm thạch màu trắng: Đun sôi nồi hấp cách thủy, hạ lửa nhỏ và cho hỗn hợp vào nồi. Vừa đun vừa khuấy đều hỗn hợp. Chờ hỗn hợp nóng thì cho ½ bát gelatin vào, khuấy đều cho tan hết.
Dùng khuôn lót 1 lớp màng bọc thực phẩm bên trong. Đổ hỗn hợp thạch vừa được hấp cách thủy qua rây lọc để loại đi các vón cục hay bọt để sữa mịn hơn. Cất hỗn hợp sữa trắng vào ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng chờ đông.
- Bát 2 làm thạch màu xanh: Hấp cách thủy bát hỗn hợp sữa còn lại, nóng thì cho nốt gelatin vào khuấy tan. Hòa tan bột trà xanh với nước, cho thêm chút hỗn hợp sữa nóng hòa tan đều bột trà. Dùng rây đổ bột trà vào hỗn hợp sữa, khuấy tan để hỗn hợp có màu xanh. Cho hỗn hợp vào khuôn qua rây lọc loại bỏ cặn, cất vào ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng chờ đông.
Lưu ý: Thạch để ở ngăn mát càng lâu thì càng dai và chắc hơn. Dùng rây lọc hỗn hợp có tác dụng loại bỏ hết những cặn chưa tan hết, để hỗn hợp mịn hơn.
Các bạn có thể không nấu cách thủy mà đem sữa vào đun. Tuy nhiên nấu cách thủy sẽ giúp sữa không bị sôi mất chất.
Nếu các bạn thích hương vị dâu, màu nâu thì dùng siro dâu và bột cacao sẽ cho ra các loại thạch có màu sắc đẹp mắt và hương thơm dịu nhẹ. Cách làm cũng tương tự như làm phần thạch màu xanh.
Bước 2: Nấu nước đường (Chuẩn bị tối thiểu trước 3 giờ)
- Đun 1 lít nước với 80 - 90g đường phèn. Đun sôi, khuấy nhẹ cho tan hết đường.
- Lá dứa rửa sạch, cuộn lại, nước đường sôi thì thả vào và bắc ra ngay.
Lưu ý: Lá dứa có thể đun với nước đường thì sẽ có mùi thơm hơn, nhưng nước lại có màu xanh phai từ lá dứa.
Bước 3: Làm long nhãn và hạnh nhân (chuẩn bị trước 30 phút)
- Hạnh nhân rang với lửa nhỏ cho tới khi hạt vàng đều là được.
- Nếu là nhãn tươi: Tách riêng hạt và cùi, rửa qua với nước. Cho cùi nhãn vào luộc với nồi nước đường để được nhãn có màu trắng và nước đường thơm mùi nhãn. Lúc này lá dứa sẽ bỏ vào sau cùng.
- Nếu làm nhãn hộp: Tách nhãn ra, phần nước cho thêm vào nồi nước đường lá dứa để dậy mùi hơn.
- Lấy thạch ra sắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 4: Hoàn thành
Cho thạch, nhãn vào bát, chan nước đường và thêm hạnh nhân lên trên. Nếu thích dùng hạt é và các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu hay các loại hoa quả khác thì có thể thêm vào cho chè có nhiều màu sắc.
Vậy là đã hoàn thành xong món chè khúc bạch ngon với hương vị thanh mát, thạch dẻo, dai, nhãn thơm nồng, nước đường ngọt dịu.
Cho nguyên liệu ra bát, chan nước đường và dùng
2. Cách làm chè khúc bạch phô mai
Nếu yêu thích chè khúc bạch thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua phiên bản với phô mai béo ngậy này rồi.
Cách làm chè khúc bạch phô mai không quá khó. Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có một món chè ngon để làm bữa phụ trong ngày.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, thanh mát vốn có của chè khúc bạch, chút béo ngậy thơm thơm của phô mai và những viên khúc bạch mềm mềm, dẻo dai ăn cực kỳ vui miệng.
Món chè này bạn có thể ăn cùng đá bào hoặc để ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 - 60 phút rồi thưởng thức.
>> Xem chi tiết cách làm chè khúc bạch phô mai
3. Cách làm chè khúc bạch bằng gelatin
Không giống cách làm chè khúc bạch truyền thống, khi sử dụng thêm gelatin, bát chè của bạn sẽ có thêm những miếng thạch mát lạnh, dẻo thơm ai ăn cũng mê tơi.
Công thức nấu chè khúc bạch này đơn giản, dễ làm. Khi thưởng thức bạn sẽ hoàn toàn u mê vì thạch quá thơm ngon, nước chè ngọt thanh thêm trái cây tươi và vài hạt hạnh nhân giòn giòn, bùi béo. Tất cả hòa quyện làm nên một món ăn giải nhiệt ngày hè cực kỳ tốt.
>> Xem chi tiết cách làm chè khúc bạch bằng gelatin
4. Cách làm chè khúc bạch bằng bột rau câu dẻo
Nếu không sẵn bột gelatin thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng bột rau câu dẻo để thay thế trong quy trình chế biến chè khúc bạch.
Nguyên liệu
- Bột rau câu dẻo: 15g
- Whipping cream (kem sữa tươi): 550ml
- Sữa tươi không có đường: 550ml
- Bột chè xanh: 10g
- Vải tươi: 25 quả
- Hạt hạnh nhân (nên chọn loại đã thái lát): 15g
- Đường phèn: 350g
- Đường trắng: 150g
Cách nấu chè khúc bạch
Bước 1: Nấu phần khúc bạch
Đây là bước quan trọng để tạo nên những miếng khúc bạch thơm ngon, mềm dẻo và béo ngậy, hấp dẫn.
- Cho whipping cream cùng sữa tươi không đường, đường trắng, bột rau câu vào trong bát tô. Dùng thìa hoặc phới đánh cho đều tay để các hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
- Chuẩn bị một bát khác cũng các nguyên liệu như trên nhưng thêm bột chè xanh để tạo màu cho khúc bạch thêm bắt mắt.
- Đổ hỗn hợp vừa tạo được vào trong nồi rồi bật bếp lên và đun nóng. Chú ý, trong quá trình đun bạn nên vặn lửa nhỏ và khuấy đều tay.
- Hỗn hợp nóng thì bạn đổ ra khuôn và để cho nguội.
Bước 2: Nấu chè
- Cho vào nồi 1 lít nước sau đó cho phần đường phèn đã chuẩn bị vào. Bắc nồi lên bếp đun sôi.
- Tiếp đến, bạn thêm vải đã bỏ hạt vào, chờ nước sôi lại thì tắt bếp.
Bước 3: Thành phẩm
- Dùng dao sắc cắt khúc bạch thành từng miếng vuông vừa ăn sau đó cho vào bát nhỏ.
- Múc nước đường, vải lên bên trên, rắc thêm hạnh nhân thái lát cùng một chút đá bào là có thể thưởng thức.
Chè khúc bạch nấu theo công thức này ăn rất ngon. Phần khúc bạch thơm, dẻo dai không bị bở, hạnh nhân thái lát bùi bùi, nước đường ngọt thanh không bị gắt ai ăn cũng thích.
Làm chè khúc bạch không cần kem tươi, gelatin có được không?
Khi nấu chè khúc bạch, có rất nhiều nguyên liệu có thể cho thêm hoặc thay thế để tiện hơn cho người thực hiện.
Whipping Cream
Với kem tươi whipping cream, các chị em có thể thay thế bằng kem topping. Tuy nhiên, loại này sẽ không cho mùi thơm ngậy như mong muốn.
Trong trường hợp này, Bếp Eva gợi ý bạn sử dụng sữa đặc để thay thế. Lưu ý, không thêm đường vì như thế thạch khi thành phẩm sẽ bị ngọt nhé. Sử dụng loại sữa này còn cho độ béo ngậy hơn nhiều so với kem tươi đấy.
Bột gelatin
Rất nhiều người nhầm lẫn gelatin và bột rau câu là một. Trên thực tế, đây là 2 loại nguyên liệu hoàn toàn khác nhau. Nếu như bột rau câu làm ra các viên thạch có độ cứng và khá giòn thì gelatin sẽ thiên về dẻo và mềm dai hơn. Thực tế chứng minh, độ cứng của thạch làm từ bột rau câu sẽ cao hơn gấp 8 lần so với gelatin.
Như vậy, trường hợp không có gelatin bạn có thể chọn bột rau câu để thay thế. Tuy nhiên, vì bột rau câu sẽ tạo ra phần thạch quá cứng do đó để không làm mất đi hương vị dẻo dai đặc trưng của chè khúc bạch thì bạn nên sử dụng bột rau câu dẻo.
Mách nhỏ cách làm chè khúc bạch ngon như ngoài quán
- Khi đun cách thủy phần hỗn hợp sữa, các bạn cần hạ lửa để hỗn hợp không quá nóng. Vì quá nóng sẽ rất khó đông.
- Bạn nên nấu cách thủy tốt hơn, giữ được hương vị ngậy, béo của sữa hơn so với nấu trực tiếp.
- Đường phèn sẽ có vị thanh mát hơn đường cát trắng, và đây là bí quyết để nước đường của bạn có vị ngọt dịu, ăn mát ở hậu vị.
- Thạch để càng lâu sẽ càng ngon, nhưng không nên để quá 4 ngày. Ăn tới đâu thì trộn đến đó, không nên hoàn thiện thành bát rồi cất tủ lạnh sẽ khiến hương vị chè không còn ngon.
- Vào các mùa từ tháng 5 - 7 là mùa vải các bạn có thể dùng vải tươi để làm rất ngon. Từ tháng 8 - 9 là mùa nhãn, nhãn tươi cho hương vị đặc trưng.
- Chè khúc bạch sẽ đặc biệt giữ nguyên hương vị nếu không ăn cùng đá. Các bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh và dùng lạnh rất ngon.
Chè khúc bạch bao nhiêu calo? ăn có tốt không?
So với các loại chè thông thường, chè khúc bạch có hàm lượng calo không quá cao. Ước tính, cứ 1 chén chè khúc bạch sẽ cung cấp khoảng 120 calo. Trong khi đó, những món chè khác lượng calo cao hơn nhiều. Ví dụ như chè đậu đen 419 calo, chè sầu riêng 650 calo, chè Thái 420 calo…
Theo chia sẻ của các bác sĩ dinh dưỡng, chè khúc bạch rất ngon và bổ dưỡng tuy nhiên không vì thế mà bạn làm dụng và ăn quá nhiều món chè này.
Có một số nhóm đối tượng không nên ăn chè khúc bạch:
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh nhân bị mỡ máu, cao huyết áp
- Người được chuẩn đoán rối loạn chức năng thận
- Phụ nữ mang thai
- Người thừa cân béo phì
Trên đây là 4 cách làm chè khúc bạch cơ bản mà người vụng mấy cũng có thể làm được. Chúc các bạn làm chè khúc bạch thành công!