Nấu ăn là một việc đòi hỏi sự tập trung và cẩn thận, đôi khi chúng ta có thể nêm nếm gia vị quá tay, lúc này cần ngay những mẹo nhỏ để cứu cánh món ăn.
Chị em hãy theo dõi và bỏ túi những mẹo này nhé!
Chỉ cần thêm nước
Đối với món súp, món hầm và những món ăn dạng lỏng khác, khi bị mặn chỉ cần thêm một chút nước. Tuy nhiên, điều này có thể khiến món ăn nhạt đi và bạn sẽ cần phải nêm lại những gia vị khác.
Để khắc phục, chúng ta có thể dùng bột đảo bơ hoặc bột ngô trộn với nước thành hỗn hợp sền sệt hoặc một ít súp rau nghiền để không làm loãng món ăn.
Gấp đôi công thức nêm gia vị
Khi thêm nước vào món ăn, có thể vị mặn sẽ giảm nhưng những vị khác cũng sẽ như thế. Lúc này bạn có thể nêm lại đúng lượng gia vị đấy nhưng không cho muối vào.
Các loại kem và sữa có thể giảm mặn
Các thành phần dạng kem có thể giảm độ mặn của một số loại thực phẩm nhất định.
Nếu bạn làm nước sốt nhưng không may bị mặn, thêm sữa hoặc kem tươi sẽ làm loãng nó. Bạn hoàn toàn có thể biến nước sốt cà chua thành nước sốt kem để giảm vị mặn trước đó.
Còn đối với những món ăn khác, cụ thể là những món ăn có cà chua( như thịt hầm cà chua,.), chúng ta có thể thêm vào sữa chưa nguyên chất, không béo.
Cũng là dạng kem, phô mai có thể chữa măn cho những món gà, như gà nghiền, salad gà,…
Thêm vị ngọt cho món ăn
Đôi khi bạn có thể giảm mặn bằng cách thêm vào một chút đường. Một nhúm đường, mật ong hoặc một chất có vị ngọt nào đấy có thể cân bằng hương vị của món ăn.
Thêm một chút axit
Cũng giống như muối, axit là một gia vị cần thiết. Thêm gia vị có tính axit, như nước chanh hoặc giấm cũng có thể cân bằng lại vị mặn.
Thêm sốt sau khi nấu xong
Nếu bạn nấu xong rồi mới phát hiện vị mặn, hãy thử làm một loại nước sốt để phủ lên. Bạn có thể thử thêm sốt cà chua lên món thịt gà hoặc bông cải xanh bị mặn và chờ đợi kết quả.
Liệu khoai tây có thực sự giảm mặn được không?
Nhiều người khuyên rằng, nếu bạn thêm một vài miếng khoai tây vào món ăn bị mặn, sau đó lại vớt ra thì chúng sẽ giúp hút hết lượng muối thừa có trong món ăn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp thực tế cho thấy lượng muối của món ăn trước và sau khi cho khoai tây vào không có sự chênh lệch.
Trên đây là một số mẹo nhỏ để tránh đồ ăn bị mặn khi bạn lỡ nêm nếm gia vị quá tay. Tuy nhiên, tốt nhất chúng ta nên lưu ý những cách để tránh nấu ăn bị mặn.
Đầu tiên, bạn nên lưu ý những nguyên liệu mình dùng để nấu ăn, nhất là những món ăn đóng hộp. Những nguyên liệu đã có sẵn muối trong đó thì bạn nên lưu ý để không cho muối quá nhiều.
Trong khi nêm, bạn cần thử thật cẩn thận và lưu ý là cho những nguyên liệu có thể chữa mặn vào sau khi nêm muối.
Chúc các bạn có những mâm cơm ngon đúng vị!