Khác với những ngày rằm thường lệ, lễ cúng Rằm tháng 7 lại không diễn ra vào đúng ngày 15/7 Âm lịch. Dân gian sẽ chọn ngày để thực hiện lễ cúng vào trước đó.
Vào dịp Rằm tháng bảy, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và những người đã khuất chưa có nơi nương tựa. Nguồn gốc của ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy.
Cúng Rằm tháng 7 là phong tục lâu đời của người Việt. (Hình minh họa)
Người Việt thường chọn làm lễ cúng Rằm tháng 7 vào các ngày từ 12 - 14 Âm lịch tháng Bảy. Các chuyên gia về văn hóa cho rằng, việc này dựa trên quan niệm dân gian từ cổ xưa. Theo đó,từ ngày 1 đến 14.7 Âm Lịch là ngày các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.
Trong dân gian cũng có quan niệm rằng lễ cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, cứ trước ngày 15.7 âm lịch và lễ cúng tiến hành vào ngày có thời gian, thành tâm là được.
Nếu muốn chọn ngày đẹp cúng rằm năm 2019, gia chủ có thể tham khảo 3 ngày đẹp sau đây: Ngày 11.8 (11.7 âm); ngày 13.8 (13.7) âm; ngày 14/8 (14.7 âm).
Trong 3 ngày trên có ngày 11.7 Âm lịch là ngày đẹp nhất, vì trùng vào ngày chủ nhật. Người Việt quan niệm nếu khóa lễ được tiến hành thành tâm và thong thả, không vội vã, không tranh thủ sẽ tốt hơn cả.
Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng bảy: Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. - Theo các chuyên gia, với mâm cúng phật thì chỉ chuẩn bị đồ chay, còn với mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 thì có thể cúng các đồ mặn. |