"Có lẽ với tôi, bún cá món ăn ngon nhất mà tôi được ăn trong suốt hành trình 2 tháng khám phá Đông Nam Á và tôi ấn tượng với một Việt Nam có nét độc đáo như vậy".
Đó là lời nhận xét của Alison Spiegel, một biên tập viên ẩm thực của trang Huffingtonpost đối với các món ăn đường phố Việt Nam, trong đó có các món phở và bún, khi cô và chồng tới Việt Nam.
Dưới đây là bài viết của du khách này:
"Sau 1 giờ đặt chân đến Hà Nội, chồng tôi và tôi đã vội vàng đi “khám phá” các món ăn đường phố có tiếng ở nơi đây. Món ăn đầu tiên chúng tôi muốn được thưởng thức đó là bún chả. Và với món ăn này chúng tôi đã có một kỉ niệm khó quên.
Chúng tôi đi đến một quán ăn nhỏ, nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên tôi không thể nào giải thích chính xác cho người chủ quán về món mà chúng tôi muốn ăn. Cách giải quyết duy nhất là chúng tôi nhìn vào menu và gọi 2 món. Tôi nhìn cách họ chế biến và nhận ra một điều là 2 món chúng tôi gọi không hề có nguyên liệu là thịt. Khi chủ quán mang đồ ăn ra, chúng tôi biết mình đã ăn nhầm món.
Tuy nhiên, khi nhìn thấy tô bún được bê ra, chúng tôi dường như bị mê hoặc bởi mùi thơm của nó. Tôi dường như bị cuốn hút bởi vị ngon bởi sự kết hợp tuyệt vời giữa cà chua, hành lá và một vài miếng cá. Khi được thưởng thức món ăn này, tôi lại thấy đây là một sự nhầm lẫn hoàn hảo.
Chỉ khi đúng tôi đứng dậy thanh toán tiền, chúng tôi mới được biết mỹ vị vừa được thưởng thức đó là bún cá
Chỉ khi đúng tôi đứng dậy thanh toán tiền, chúng tôi mới được biết mỹ vị vừa được thưởng thức đó là bún cá. Tuy nhiên, sự tò mò đỗi với món bún chả trong tôi vẫn chưa dập tắt. Tôi nhanh chóng xem xét lại trang blog thực phẩm để tìm kiếm đến đúng địa chỉ thứ mà chúng tôi muốn ăn.
Bún cá
Bún cá là món ăn có nguồn gốc từ Nha Trang. Nguyên liệu chính để làm nên món ngon này bao gồm cà chua, cá, thịt lợn, rau thì là...Và cũng giống như nhiều loại bún phở khác của Việt Nam, bún cá ghi điểm bởi những miếng cá được chiên giòn ngon cùng với nước dùng ngon. Khi nhìn vào bát bún cá này, bạn sẽ nhận thấy đa dạng các màu sắc hiển thị ở đó, sắc đỏ của cà chua, vàng của cá, xanh của hành và sắc trắng của giá đỗ.
Khi nhìn vào bát bún cá này, bạn sẽ nhận thấy đa dạng các màu sắc hiển thị ở đó, sắc đỏ của cà chua, vàng của cá, xanh của hành và sắc trắng của giá đỗ.
Bún cá là món ăn đầu tiên chúng tôi thưởng thức khi đặt chân đến đây và từ đó dẫn đường cho chúng tôi khih khám phá thêm các loại bún, phở khác của Việt Nam. Và tôi ngạc nhiên khi thấy phở là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng ở Việt Nam.
Đối với người Mỹ, khi nghĩ về các món ăn đường phố, họ không bao giờ nghĩ đến món ăn có dùng đến nước súp. Với họ, thực phẩm đường phố phải là một cái gì đó gọn nhẹ và bạn có thể vừa đi vừa thưởng thức. Tại Mỹ, hot dogs, humburger, kem...là các món ăn đường phố được người dân ưa dùng.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng tôi lại nhận thấy đồ ăn có nước dùng là biểu tượng của món ăn đường phố nơi đây. Bạn sẽ không khó bắt gặp hình ảnh các nồi nước dùng được đun sôi ngay trên các con phố nhỏ. Tôi nhận thấy rằng mọi người có thể dừng chân ăn một bát phở vào buổi sáng, buổi trưa hay thậm chí là tối muộn. Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, những quán ăn dưới các tán che trong chợ hay trước các tòa nhà đều đông thực khách ở mọi độ tuổi.
Charles Phan, một đầu bếp gốc Việt, đồng thời là chủ sở hữu của nhà hàng Slanted Door ở San Francisco có chia sẻ với tôi rằng “Nước dùng chính là điểm cốt yếu tạo nên hương vị của một tô phở. Họ đã phải đầu tư rất nhiều công sức để làm ra một nồi nước dùng có giá trị”.
Qua ông Phan, tôi được biết ở Việt Nam có hai loại súp và có sự khác biệt độc đáo so với các loại súp ở Trung Quốc, Nhật Bản. Để có chế ra một loại nước dùng hấp dẫn, người Việt có sử dụng đa dạng các nguyên liệu như tôm khô, mực khô kèm theo các loại rau. Điều đặc biệt mà tôi nhận thấy là trong súp ở Việt Nam có hành tây và gừng nhưng tuyệt đối không hề có cần tay và cà rốt như bạn thấy trong súp ở Pháp.
Một điểm thú vị nữa tạo nên hương vị riêng cho bát nước dùng ở Việt Nam là các chủ cửa hàng thay vì dùng lò nướng để quay xương mà họ trực tiếp ninh xương trong nồi nước. Khi có thực khách gọi, các nguyên liệu họ cho vào bát cũng có một trình tự nhất định, trước tiên là bún, sau đó đến cá, thịt gà...cuối cùng họ mới đổ nước dùng vào bát và cài thêm một vài cọng rau.
Bún bò Huế
Ngoài phở và bún cá chúng tôi được thưởng thức ở phố cổ thì một món ăn nước khác cũng nhận được nhiều sự tán dương của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đó là bún bò Huế. Đây là món ăn được làm từ thịt bò và nước dùng xương và có kết hợp thêm với sả, mắm tôm và súp đặc trưng của Huế_thành phố ở miền Trung Việt Nam. Đầu bếp Robert Newton của Brooklyn's Nightingale 9 đã từng phải thừa nhận rằng “Bún bò Huế là món ăn được kết tinh bởi sự phong phú, vẻ hấp dẫn và tính phức tạp”.
Bún bò Huế. là món ăn được làm từ thịt bò và nước dùng xương và có kết hợp thêm với sả, mắm tôm và súp đặc trưng của Huế
Phở gà
Phở gà cũng là một trong những món ăn đường phố có tiếng tại Việt Nam. Jimmy Tu, đầu bếp tại nhà hàng Bun-Ker Việt tại Ridgewood, nói với tôi rằng “nếu có cơ hội đến Việt Nam, bạn hãy cố gắng thưởng thức vị ngon đậm đà của tô phở gà. Đảm bảo bạn sẽ không thất vọng”.
Jimmy Tu, đầu bếp tại nhà hàng Bun-Ker Việt tại Ridgewood, nói với tôi rằng “nếu có cơ hội đến Việt Nam, bạn hãy cố gắng thưởng thức vị ngon đậm đà của tô phở gà. Đảm bảo bạn sẽ không thất vọng”
Jimmy Tu cũng đề cập đến bún riêu, một món ăn được kết hợp bởi nước dùng, cà chua, cua , đậu. An Nguyễn Xuân, đầu bếp kiêm chủ sở hữu nhà hàng Williansburg, cũng phải thừa nhận rằng bún riêu ở Việt Nam rất ngon.
Bún riêu, một món ăn được kết hợp bởi nước dùng, cà chua, cua, đậu
Tôi đã được thường thức rất nhiều món ăn đường phố trên thế giới, nhưng có lẽ phở của Việt Nam đã tạo cho tôi một ấn tượng mạnh. Tôi nghĩ phở có thể trở thành một món ăn được ưa chuộng ở Mỹ, tuy nhiên nó sẽ được dùng khác so với Việt Nam. Nó chỉ bán vào buổi tối và sẽ được phục vụ trong nhà hàng thay vì lề đường.
Khi nhớ lại kỉ niệm ăn nhầm bún cá, tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh người chủ quán tận tình bê từng tô bún đến cho mọi người. Có lẽ với tôi, đó là món ăn ngon nhất mà tôi được ăn trong suốt hành trình 2 tháng khám phá Đông Nam Á và tôi ấn tượng với một Việt Nam có nét độc đáo như vậy".