Nhiều người nghĩ rằng chần thịt lợn qua nước nóng hoặc rửa lâu dưới vòi nước sạch sẽ giúp loại bỏ chất bẩn, độc hại có trong thịt lợn nhưng đây không phải là ý hay.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trong nó có chứa protein, vitamin và các khoáng chất dinh dưỡng thiết yếu. Là thực phẩm thường xuyên được sử dụng để chế biến các món ăn trong gia đình bởi đây là loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn, phổ biến và giàu chất dinh dưỡng. Dù thế, không phải ai cũng biết chế biến thịt ngon, đảm bảo vệ sinh đúng cách.
Dưới đây là một số lưu ý khi sơ chế thịt lợn, các bà nội trợ cần nắm rõ:
Chần thịt qua nước nóng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trước khi chế biến, nếu chúng ta chần thịt vào nước sôi thực ra nó hoàn toàn không cần thiết. Bởi chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt và càng không thể loại bỏ các loại chất tăng trọng, thuốc kháng sinh còn dư trong thịt lợn. Nhưng phần lớn nhiều loại vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C).
Đừng chần thịt lợn bằng nước nóng (Ảnh minh hoạ)
Vì vậy theo cách này sẽ không thể loại bỏ tạp chất trong thịt, mà thậm chí còn khiến các chất độc nếu có trong thịt sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong.
Nguyên nhân là do khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt giữ chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.
Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước
Đa phần các bà nội trợ đều có thói quen rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước. Song cách làm này sẽ khiến nước rửa thịt văng ra ngoài và dính vào các thực phẩm cũng như vật dụng xung quanh. Nếu để lâu nước này sẽ sản sinh ra vi khuẩn gây nguy hại tới sức khỏe.
Vậy thế nào là rửa thịt đúng cách?
Để giảm thiểu tối đa độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.
Đồng thời nên từ bỏ những món ăn từ thịt chưa được chế biến kỹ bởi nó sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh.
Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.
Cách mua thịt lợn ngon, không hoá chất
Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày. Tuy nhiên, một số nơi hiện nay đã nhập giống lợn siêu nạc, nên người tiêu dùng không nên đánh đồng giữa thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất. Các bà nội trợ có thể phân biệt 2 loại thịt này dựa vào cảm quan và cảm nhận khi chế biến.
- Mùi vị: Khi còn sống, thịt lợn siêu nạc thường có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.
- Kiểm tra lớp mỡ: Lớp mỡ của lợn siêu nạc thường mỏng dưới 1cm và lỏng lẻo, phần nạc bám sát vào da. Còn với thịt lợn bình thường, mỡ thường dày 1,5 – 2cm có màu trắng trong đến trắng ngà, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng.
Nếu thấy phần thịt toàn nạc, phần nạc và mỡ tách rời thì không nên mua.
- Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi trong khi thịt lợn siêu nạc thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng và bóng. Mặt da có thể xuất hiện những đốm đỏ.
- Kiểm tra khối thịt: Thịt lợn sạch, khối thịt sẽ rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo.
Thịt chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn hồi. Lợn ăn chất tạo nạc sẽ có cảm giác như ứ nước bên trong, cục nạc nổi thành u, khi thái có thể có dịch vàng chảy ra.
Một cách thử đơn giản khác là khi thái thịt thành miếng dày 3-4 cm, nếu không đứng thẳng được thì đó là thịt đã nuôi tăng trọng.
Những nguy hại khi ăn phải thịt có chứa chất an thần
- Gây ức chế hệ thần kinh người ăn dễ bị trầm cảm, mất ngủ.
- Tác dụng trên hệ tim mạch làm giãn mạch, co mạch làm thay đổi huyết áp của con người.
- Thuốc an thần tồn dư ảnh hưởng tới hệ vận động dễ gây run rẩy, liệt chân. Nếu ăn thường xuyên, rất nhiều nguy cơ gây ung thư.