Có những loại củ, quả, rau ăn lẩu kết hợp sai cách có thể làm món ăn sinh ra chất độc nguy hiểm cần tránh xa.
Trong các món lẩu, lẩu gà luôn là một trong số những món lẩu được rất nhiều người yêu thích bởi vừa ngon vừa dễ chế biến. Chỉ với một nồi nước dùng được chế biến khéo léo, chúng ta có thể kết được nhiều thực phẩm khác như thịt bò, tôm, ngao, mực… làm nên một bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng và phục vụ được nhiều đối tượng.
Lẩu gà cũng có thể kết hợp với nhiều loại rau xanh ăn kèm, một số loại rau không thể thiếu trong món lẩu gà đó là rau ngải cứu, rau muống hay các loại nấm… Tuy nhiên riêng đối với rau kinh giới và cà chua hay tỏi thì tuyệt đối không.
Thịt gà không nên ăn kèm rau kinh giới. Ảnh minh họa
Theo Lương y Phạm Anh Đào, trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy…
Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua và tỏi nên không nên bổ sung 2 món này vào nồi lẩu gà để tránh gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, ăn lẩu khi trời lạnh cần tránh những điều sau đây:
Lẩu gà rất thích hợp với các loại nấm. Ảnh minh họaKhông kéo dài thời gian ăn
Một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch khiến cho hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý và đúng đồng hồ sinh học dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.
Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nặng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm tụy.
Không nên thức ăn quá nóng
Do đặc điểm của món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên rất dễ dẫn đến việc chúng ta ăn thức ăn từ trên bếp vẫn còn nóng hổi. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản quá nóng gây ra bỏng nhưng chúng ta không biết.
Cách tốt nhất là bạn nên gắp thức ăn từ nồi ra bát, chờ 1 chút cho nguội bớt rồi mới bắt đầu ăn.
Không ăn khi thực phẩm còn tái
Có một sai lầm khi ăn lẩu đó là thời gian cho thực phẩm vào nồi không cố định, người thì cho thịt, người thì cho rau, người thì gắp thức ăn lên bát gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thực phẩm ăn khi còn tái sẽ nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, đau bụng, khó tiêu. Thực phẩm nấu quá kỹ sẽ mất ngon và mất chất. Vì vậy, khi ăn cần chắc chắn thực phẩm đủ chín hãy gắp lên bát.
Tránh ăn nước lẩu quá cay
Việc cho quá nhiều gia vị cay vào nồi nước lẩu sẽ làm kích thích càng màng nhầy trong miệng, thực quản, đường tiêu hóa mà còn gây ra tắc nghẽn, phù nề, dễ gây bệnh.
Vì vậy, những người đang bị những bệnh như viêm miệng, viêm họng mãn tính, loét và viêm tụy mạn tính, viêm túi mật tái phát và một số người đã phẫu thuật… thì nên hạn chế món lẩu.