Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con

Ngày 08/03/2015 14:29 PM (GMT+7)

Bằng sự sáng tạo và khéo léo, chị Lưu Thị Hạnh, 29 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) đã chế biến ra rất nhiều bữa ăn thơm ngon, ngộ nghĩnh đẹp mắt cho hai con trai của mình.

Từng làm trong lĩnh vực báo chí, chị Lưu Thị Hạnh, 29 tuổi (Hà Đông, Hà Nội), tạm gác công việc theo ngành học của mình lại để dành thời gian chăm sóc con cái và gia đình. Khoảng thời gian ở nhà trông con, nấu nướng và cho con ăn đã giúp chị có cái nhìn mới về ẩm thực. Thêm vào đó với sự khéo tay sẵn có, chị đã mày mò, tìm hiểu để tạo ra các bữa ăn thơm ngon, đẹp mắt cho hai đứa con mình.

"Con cái là trên hết"

Thông thường, sinh con xong, sau 6 tháng phần lớn chị em đều phải trở lại với công việc cơ quan. Nhưng với chị Hạnh, khi bé đầu lòng được 11 tháng tuổi, lại mang bầu bé thứ 2 nên chị đã nghỉ hẳn ở nhà trông con, bởi theo chị, con cái là báu vật vô cùng quý giá, tự tay mình chăm sóc con vẫn là tốt nhất. "Mỗi người có một suy nghĩ, một quan niệm riêng. Mình thì luôn đặt gia đình quan trọng nhất và con cái là món quà quý giá không có gì thay thế được", chị Hạnh chia sẻ. 

Chăm con, quanh quẩn với những công việc ở nhà từ sáng tới tối ban đầu cũng khiến chị cảm thấy bức bối, tù túng. Chị cho biết, có thời gian chị còn rơi vào trạng thái chán nản vô cùng khi cả ngày chỉ làm những việc chăm con, giặt giũ, dọn nhà cửa... "Nhưng rồi mình tự nhủ những người phụ nữ Nhật họ cũng khiến bao nhiều phải ngưỡng mộ đó thôi, mình phải thay đổi cách suy nghĩ, hãy bằng lòng với thứ mình có".

Thế rồi, từ suy nghĩ tích cực đó, chị dành những khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi trong ngày tự học nấu ăn tại nhà qua internet. Các thông tin từ các công thức nấu ăn, học cách trang trí món ăn cho bắt mắt, học cách tỉa rau củ quả, học cách làm bánh... chị đều tham khảo. Từ đó, chị đã tìm cho mình một niềm vui riêng trong chính căn bếp nhỏ của mình.

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 1

Chị Lưu Thị Hạnh cùng hai cậu con trai mũm mĩm

Cho con ăn là công việc khó khăn của khá nhiều bà mẹ trẻ. Chị Hạnh cũng không tránh khỏi. Hai con trai của chị tuy chưa đến mức mắc chứng biếng ăn nhưng được xếp vào "đội ngũ" lười ăn. Chị chia sẻ, có những khoảng thời gian chị bị stress bởi con ăn rất lâu và hay ngậm. Dường như mỗi bữa ăn không phải là sự thưởng thức những món ăn ngon mà là cuộc chiến giữa mấy mẹ con. "Nhiều khi mình cảm thấy bất lực trước việc cho con ăn, thậm chí con ko ăn mẹ lại ngồi khóc tu tu", chị Hạnh nói.

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 2

Hai cậu con trai chị từng rất biếng ăn

Sẵn đang học nhiều công thức nấu ăn trên mạng, chị Hạnh đã quyết tâm làm riêng các món ăn để thu hút con. Cơm bento kiểu Nhật chính là điều chị hướng tới bởi chẳng ai có thể phủ nhận dường như cả thế giới ẩm thực sinh động được đưa vào trong hộp cơm bé xíu.

Ngoài việc tham khảo các clip hướng dẫn nấu ăn, chị Hạnh còn tham gia các hội nhóm nấu ăn trên facebook. Ở đây, các chị em chia sẻ những món ăn ngon, hấp dẫn vì thế chị Hạnh cũng đã học hỏi được khá nhiều.

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 3

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 4

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 5

Rất may, kể từ khi chị "xây dựng chiến lược" mới cho con, khẩu vị của hai bé có sự thay đổi đáng kể

Rất may, kể từ khi chị "xây dựng chiến lược" mới cho con, khẩu vị của hai bé có sự thay đổi đáng kể. "Con mình tỏ ra thích thú và ăn hết những gì mẹ làm. Trộm vía, hai bé nhà mình trông rất bụ bẫm nên đi đâu người ta cũng nói con ăn hết phần của mẹ rồi!", chị Hạnh nói.

"Cơm bento không hề khó"

Nhiều người vẫn thường nói, bento không chỉ là một loại cơm hộp bình thường mà là cả một nghệ thuật trang trí món ăn. Người Nhật chẳng bao giờ quẳng tất cả đồ ăn của mình vào trong chiếc hộp, rồi gói ghém lại, mang đi ăn trưa, hay đi tặng ai đó. Họ làm tất cả mọi thứ đều có ý đồ và trình tự, cả sự sáng tạo, tinh tế đến vô biên. Trong một hộp bento tiêu biểu, một nửa là đựng cơm, nửa còn lại được đặt một vài món ăn phụ được làm từ những nguyên liệu như rau, thịt, cá, và trứng, xúc xích... Những món ăn này được tạo kiểu với các hình dáng vô cùng sinh động, hấp dẫn. Nhìn hộp cơm bắt mắt, nhiều màu sắc, muôn hình muôn vẻ như vậy đến người lớn còn mê huống chi là trẻ nhỏ.

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 6

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 7

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 8

Theo chị Hạnh, "việc trang trí món ăn như thế này trước hết sẽ đem lại cảm giác thích thú, khơi gợi sự thèm ăn cho bé

Chính vì thế, chị Hạnh đã thành công khi vận dụng "loại hình nghệ thuật" hay đúng hơn là tinh hoa ẩm thực của người Nhật vào trong bữa ăn cho con. Còn hạnh phúc nào hơn khi các bé thưởng thức hết khẩu phần ăn của mình mà chẳng cần mất một lời "nịnh nọt" hay "răn đe".

Theo chị, "việc trang trí món ăn như thế này trước hết sẽ đem lại cảm giác thích thú, khơi gợi sự thèm ăn cho bé. Như thế mỗi bữa ăn với bé sẽ là một niềm vui chứ không phải là nghĩa vụ con phải ăn hết phần cơm này. Trước kia cho con ăn thấy cực lắm nhưng bây giờ thì đơn giản hơn nhiều rồi. Con tự ngồi xúc và ăn hết suất. Vừa ăn vừa chỉ trỏ "mẹ ơi ô tô mẹ làm bằng trứng à?" hay "cái chân chú chó mẹ làm từ gì vậy?". Không khí bữa ăn trở nên đầm ấm, vui vẻ hơn. Con vui mà mẹ cũng nhàn hơn rất nhiều".

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 9

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 10

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 11

 "Các món ăn mình món ăn thường chỉ từ 20-30 phút. Những đĩa ăn nào đơn giản thì có thể nhanh hơn", chị Hạnh cho biết

Khi nhìn thấy các bữa ăn cho con được chị Hạnh chia sẻ trên hội nhóm, mọi người đều rất ngạc nhiên, trầm trồ và hết lời khen ngợi. Nhưng phần lớn đều cho rằng như vậy thật cầu kì, tốn thời gian. Xong, chị Hạnh lại cho rằng, làm cơm kiểu dạng bento như thế này không khó. "Các món ăn mình món ăn thường chỉ từ 20-30 phút. Những đĩa ăn nào đơn giản thì có thể nhanh hơn. Việc nặn những con vật dễ thương bằng cơm mình làm khá nhanh, có chăng việc cắt những chi tiết nhỏ như mắt, mũi, miệng với nguyên liệu là rong biển bằng kéo là hơi lâu chút. Nếu bạn ngại khoản này có thể mua máy dập rong biển thì mọi việc trở nên rất dễ dàng. Mình thường lấy thức ăn, rau để làm các chi tiết khác nhau", chị cho biết.

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 12

Bữa cơm với tạo hình chú gấu đắp chăn của chị Hạnh khiến các con rất thích thú 

Tuy nhiên, làm cơm thì nhanh nhưng cái khó chính là ý tưởng. Bởi làm đi làm lại bữa ăn trở nên nhàm và kém hấp dẫn, trẻ lại càng chóng chán. Giải pháp cho những lúc khó này của chị Hạnh chính là tham khảo trên mạng hoặc bắt trước các nhân vật hoạt hình hay trong truyện tranh của con rồi thực hành. "Ví dụ, để làm chú gấu trúc thì mình lấy cơm cho vào bao nilon nặn để cơm khỏi dính vào tay. Nặn từng bộ phận rồi ghép lại với nhau. Cái này giống như bọn con nít nặn đất sét vậy. Dùng rong biển để tạo mắt, mũi, miệng. Thêm rong biển vào phần tai, tay, chân để cho giống. Nói chung mình thấy làm những thứ này đơn giản, ai cũng làm được, có chăng là mất chút thời gian thôi", chị Hạnh dẫn chứng một cách đơn giản về công việc mình vẫn thường làm. 

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 13

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 14

Làm cơm thì nhanh nhưng cái khó chính là ý tưởng, chị Hạnh cho biết

"Sáng tạo bữa ăn là điều nên làm"

Niềm hạnh phúc khi các con đều thích các bữa ăn do tay mình chuẩn bị là động lực khiến chị tiếp tục tìm tòi, sáng tạo. Chị Hạnh thấy đây là điều nên và đáng làm của mỗi bà mẹ. Bởi việc tạo những hình con vật dễ thương, sinh động không những khiến các con thích, tò mò, kích thích cảm giác thèm ăn mà còn góp phần tạo nên một không khí dễ chịu cho bữa ăn trong gia đình. Những màu sắc hấp dẫn, những hình dễ thương, sinh động các bé khó từ chối được.

Việc phải dụ dỗ, thậm chí quát nạt con trong khi con nước mắt ngắn nước mắt dài "vật lộn" với từng miếng cơm, bát cháo đã không còn xuất hiện giữa mẹ con chị. 

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 15

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 16

"Các mẹ hãy làm theo sở thích của con có thể là những con vật con thích, những nhân vật hoạt hình con hay xem. Món ăn phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, thực đơn thường xuyên thay đổi sẽ giúp bé ăn ngon hơn. Không nên biến bữa ăn cơm của con thành bữa ăn mắng, ăn chửi. Bây giờ, ở ngoài thị trường bán rất nhiều dụng cụ làm bento, mình nghĩ nếu mẹ nào không có thời gian mà vẫn muốn làm đĩa ăn dễ thương cho con thì có thể mua về, bởi khi có khuôn rồi thì làm rất nhanh, mình nghĩ chỉ tầm 10-15 phút là được. Khi con ăn ngoan thì chúng ta nên khen ngợi, khích lệ để bé phát huy điều đó", chị nói thêm.

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 17

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 18

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 19

Nhớ lại lần đầu tiên các con ngạc nhiên thích thú với bữa cơm của mẹ làm, chị Hạnh hào hứng kể. Khi ấy, các con thi nhau bình phẩm về những hình ảnh ngộ nghĩnh bày trên đĩa. Những câu hỏi như "mẹ làm cho con à, có ăn được không mẹ? Sao mẹ lại làm được" hay "mẹ ơi xe này để chở gì, sao xe lại có dấu cộng?" hoặc nhìn chú gấu trúc đi trượt tuyết con lại hỏi tiếp "sao chú gấu lại quàng khăn, có phải trời lạnh ko mẹ? Con cũng quàng khăn khi trời lạnh mẹ nhỉ?". Bữa ăn vui vẻ cứ thế trôi đi, trôi theo cả những những muộn phiền, lo lắng một thời của chị. 

Mẹ Việt cao tay làm cơm trị lười ăn cho con - 20

Với chị Hạnh, ngoài gia đình thân yêu, ẩm thực đã trở thành đam mê, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị

Hiện tại, ngoài việc chăm sóc gia đình nhỏ, chồng và hai cậu con trai mũm mĩm, chị Hạnh còn làm nhiều các món ăn hay bánh ngọt, thạch 3D bán theo đơn đặt hàng cho đỡ buồn. Với chị, ngoài gia đình thân yêu, ẩm thực đã trở thành đam mê, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chị.

Lan Tường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật Bếp Eva