Rửa lòng già với muối mất vị món ăn, dùng 2 thứ này vừa sạch lại thơm không hôi tanh

Lam Anh - Ngày 01/01/2022 18:58 PM (GMT+7)

Chỉ với 2 nguyên liệu đơn giản là bạn có thể làm sạch được lòng già, đảm bảo không còn mùi hôi tanh.

Lòng già là một trong những bộ phận nội tạng của lợn được rất nhiều người yêu thích. Lòng già có thể được chế biến thành các món ăn như nướng, luộc, xào, nấu cháo, nhồi... mỗi món ăn đem lại hương vị hấp dẫn riêng. Lòng già ngon như thế nhưng nhiều người ngại sơ chế vì lòng già vốn là nơi chứa chất cặn bẩn trong đường tiêu hóa của lợn. Chính vì vậy nó thường có mùi hôi tanh vô cùng đặc trưng. Nếu xử lý không đúng cách, lòng nấu lên đem lại mùi rất khó chịu.

Để rửa lòng già, nhiều người hay sử dụng muối để bóp. Tuy nhiên đầu bếp lại cho rằng, dùng muối để rửa lòng già là không đúng. Dùng muối rửa chưa sạch hoàn toàn hơn nữa còn ảnh hưởng đến hương vị của món ăn về sau. Muối không những không khử được mùi tanh mà còn khiến lòng già dai, khi nấu có vị cứng, không ngon. Theo đầu bếp, chỉ cần sử dụng 2 nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm để sơ chế đảm bảo lòng sẽ sạch và thơm, không còn mùi hôi tanh.

Vậy đó là 2 nguyên liệu gì, các bạn hãy cùng tham khảo cách làm chi tiết của đầu bếp dưới đây:

Chuẩn bị: 

- Lòng già, bột mì, hành lá

Rửa lòng già với muối mất vị món ăn, dùng 2 thứ này vừa sạch lại thơm không hôi tanh - 1

Cách làm:

Đầu tiên, bạn chỉ cần rửa sạch phần lòng già đã mua về nhà, sau đó lộn mặt ngoài của nó trở lại. Nếu bạn muốn lộn mặt ngoài ra thì cách làm rất đơn giản đó là nhồi phần đầu lòng già vào, sau đó úp mặt vào vòi và xả nước, một lúc sau lòng già có thể lộn lại dễ dàng. Sau khi lộn ngược lòng già, những gì bạn nhìn thấy là phần mặt lòng già có màu trắng và dính nhiều mỡ, còn phần bên trong trơn nhẵn hơn là mặt trong.

Mỡ ở mặt ngoài béo nên nếu không ăn bạn có thể dùng kéo cắt bỏ các phần mỡ này đi. Sau đó cho lòng già vào chậu, cho một lượng bột mì thích hợp vào nồi, dùng tay nhào bóp trong 2 phút. 

Rửa lòng già với muối mất vị món ăn, dùng 2 thứ này vừa sạch lại thơm không hôi tanh - 2

Sau khi nhào xong, rửa lại bằng nước sạch. Tiếp tục lộn mắt trong ra, thêm bột mì vào, nhào kỹ tiếp theo trong 2 phút để bột mì hấp thu hết các chất cặn bẩn bám vào thành lòng già.

Rửa lòng già với muối mất vị món ăn, dùng 2 thứ này vừa sạch lại thơm không hôi tanh - 3

Sau khi nhào xong, mùi hôi của lòng già đã được loại bỏ gần hết. Lúc này bạn chuẩn bị một nắm hành lá, tiếp tục chà xát hành lá và mặt trong của lòng già. Mặt trong vốn tiếp xúc với chất cặn bã trong hệ tiêu hóa nên thường mùi hôi nhiều, khi sử dụng hành lá chà xát, giúp khử đi mùi hôi này, còn khiến nó thơm hơn. 

Sau khi chà xát, đem rửa lại lòng già vài lần với nước cho nó sạch hoàn toàn.

Giờ bạn đã có thể sử dụng lòng già để chế biến thành những món ăn mà bạn thích!

Chúc các bạn thành công!

Chúc các bạn thành công!

Chỉ rửa nấm hương với nước chẳng khác gì ăn trứng côn trùng, dùng thứ này chất bẩn trôi hết
Hóa ra cách rửa nấm vừa sạch hết bụi bẩn và vi khuẩn lại đơn giản đến thế.

Mẹo hay nhà bếp

Lam Anh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp