Gần đây, nữ diễn viên Kim Oanh hào hứng đăng tải nhiều về việc nấu ăn làm bạn bè khen ngợi cô khéo tay.
NSƯT Kim Oanh là một diễn viên khá quen mặt đối với khán giả yêu phim truyền hình phía Bắc. Cô được nhiều người biết đến qua vai diễn Mây - vợ anh Núi trong bộ phim nổi tiếng Sóng Ở Đáy Sông. Ngoài đời, Kim Oanh có đời tư kín tiếng, từng lỡ dở hôn nhân, hiện tại nữ nghệ sĩ vẫn độc thân ở tuổi U50.
Mới đây trên trang cá nhân, nghệ sĩ Kim Oanh có bài đăng về chuyện nấu ăn liên quan đến 4 người đàn ông từng yêu. Có người được nhân vật "tôi" nấu ăn, có người nấu ăn cho nhân vật "tôi", có người nghiện cơm do nhân vật "tôi" nấu, khen là "siêu đầu bếp", có người nấu hay không cũng chẳng sao... Nhưng kết cục nhân vật "tôi" đều chia tay. Nhiều người tò mò không biết nhân vật "tôi" ấy có phải là Kim Oanh hay không, cô chỉ lấp lửng rằng: "Mang đời tư lên đầy rêu rao thì toi".
Tuy nhiên ngoài đời, "vợ anh Núi" cũng là một người phụ nữ khá đảm đang. Gần đây, cô hào hứng đăng tải nhiều về việc nấu ăn làm bạn bè khen ngợi sự khéo tay của nữ diễn viên.
Nghệ sĩ Kim Oanh chia sẻ câu chuyện về việc nấu ăn liên quan đến 4 người đàn ông cùng câu hỏi có nên yêu người thứ 5 hay không.
Trong bài, dù có là một "siêu đầu bếp có hạng" nhưng người phụ nữ này vẫn nhận kết cục chia tay. Bạn bè, fan tò mò thậm chí đưa ra lời khuyên cho Kim Oanh song cô cho biết không "mang đời tư lên rêu rao".
Cô gái trong câu chuyện giống Kim Oanh ở điểm nấu ăn ngon. Mới đây nữ diễn viên khoe nguyên liệu làm bún thang và cho biết: "Thế là em cũng loay hoay xong đĩa nhân, có lẽ em phải nhận thái giò và thái trứng thuê cho các hàng bán bún thang mất. Chưa thái vào tay phát nào. Giỏi ra phết. Haha".
Rất nhiều bạn bè đã khen ngợi sự khéo tay của "vợ anh Núi", đặc biệt là tráng và thái trứng siêu mỏng. MC Đan Lê vốn đảm đang nấu nướng cũng phải nể đàn chị và khen: "Quá siêu!"
Kim Oanh tự luộc gà làm bún thang vào Rằm tháng Giêng. Cô chia sẻ: "Rằm tháng Giêng chẳng có việc gì, em làm bún thang cho đỡ rảnh vậy".
Một điều trùng hợp nữa là cũng từng có người đàn ông làm Kim Oanh hứng thú vào bếp. Có lần, nữ nghệ sĩ chia sẻ món súp hải sản mình làm. Cô còn tiết lộ: "Chẳng hiểu sao mỗi lần nấu ăn lại nhớ người đàn ông khiến mình lóng ngóng vào bếp, thích nấu nướng, thích chế biến, thích học hỏi để có được một món ăn ngon".
"Rảnh rỗi sinh nông nổi. Mỗi lần vào bếp lại nhớ người tạo cảm hứng cho mình học nấu ăn. Chân thành cảm ơn người ấy", cô bộc bạch khi khoe quá trình chế biến những món ăn.
Vào dịp Tết vừa qua, cô thích thú nấu ăn và thổ lộ: "Cảm giác ngày Tết dậy sớm nấu nướng 1 mình thật ấm áp. Một năm em nấu vài lần, cho em khoe tí xíu nha cả nhà".
Hậu Tết, một trong những món ăn yêu thích của cô là bánh chưng rán. Nữ nghệ sĩ U50 hài hước: "Tôi luôn dè chừng đối với thế giới này, nhưng khi đứng trước mặt em, tôi sẵn sàng buông bỏ mọi phòng thủ để ôm lấy em. Vì một cái Tết không tăng cân, tôi sẽ chén em. Ha ha ha".
Cô từng tâm sự: "Ngày Tết, mình rất thích ăn bánh chưng rán đập bẹt, nhưng mỗi khi mình rán mà tung cái chảo cho miếng bánh chưng bay lên không trung để lật bánh thì trông mình như một đầu bếp chính hiệu, cơ mà tất cả những ai nhìn thấy mình làm việc đấy đều nói rằng mình biểu diễn là sao nhỉ. Hi hi... thôi kệ miễn mình rán ngon và ăn ngon là được".
"Lần đầu thử làm bún chả với nồi chiên không dầu, cắn vào miếng thịt nó thơm cứ gọi là xuất sắc", diễn viên nổi tiếng khoái chí với thành phẩm của mình.
Một số bữa ăn của bản thân từng được Kim Oanh chia sẻ. Có khi sang chảnh với gà hầm, cơm lươn, bánh tôm... khi lại giản dị chỉ cần hộp muối vừng ăn với cơm là đủ!
Tham khảo cách nấu bún thang ngon đúng vị Hà Nội: Nguyên liệu làm bún thang - Bún tươi: 2kg - Giò lụa: 250g - Xương ống heo: 1kg - Gà ta: 1,6kg - Trứng gà: 2 quả - Tôm nõn khô: 50g - Nấm hương: 20g - Củ cải khô: 50g - Chanh, ớt - 7 củ hành tím, 3 củ hành tây, hành lá, rau răm, gừng. - Gia vị: Mắm tôm, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, muối, đường, dấm. Cách nấu bún thang Hà Nội ngon Bước 1: Sơ chế rau, củ - Hành lá, rau răm nhặt rửa sạch và thái nhỏ để ra tô. - Hành tím bóc vỏ, 2 củ đập dập băm nhỏ, 5 củ để nguyên. - Hành tây bóc vỏ bổ làm tư nhưng không bổ rời. Nấm hương nhặt sạch, cắt bỏ phần chân đen rồi ngâm nước trong 30 phút sau đó rửa sạch, vắt kiệt nước để riêng. Bước 2: Ngâm và làm sạch đồ khô - Củ cải khô ngâm nước ấm 2 tiếng, rửa sạch để ráo rồi thái sợi dài cỡ 5cm, dùng tay vắt kỹ cho hết nước cho ra bát. Hòa tan hỗn hợp gồm 3 thìa cà phê nước mắm, 3 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê dấm rồi đổ vào bát củ cải, đập thêm lát gừng và ớt băm nhỏ vào trộn đều để riêng. - Tôm nõn khô chọn loại thơm ngon rồi cho vào ngâm nước ấm trong 30 phút rồi rửa sạch, để ráo. ⅓ tôm cho vào giã nhỏ hoặc xay nhuyễn, ⅔ tôm còn lại để lát cho vào ninh cùng nước dùng. Bước 3: Ninh xương - Xương ống rửa sạch, đun sôi một nồi nước rồi cho xương ống vào chần qua cho bớt hôi, nước dùng trong hơn, cho thêm 1 thìa cà phê muối vào rồi khuấy đều, đun sôi thì vớt xương ra, rửa sạch lại với nước. Bước 4: Luộc gà và xé sợi - Gà mổ, rửa sạch, xát muối và gừng bên ngoài để khử hôi, rửa sạch để ráo nước. - Chuẩn bị một nồi to, cho xương ống vào nồi, đổ 4,5 lít nước rồi cho 5 củ hành tím, 2 củ hành tây, ⅔ tôm nõn khô, 2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường sau đó đậy vung lại, đun đến khi nồi nước xương nóng lên thì thả gà vào luộc và ninh cùng xương. - Khi nồi nước luộc gà sôi, mở vung, dùng thìa hớt sạch bọt nổi lên rồi đậy vung, vặn nhỏ lửa cho nồi nước sôi lăn tăn nhẹ, luộc gà trong 45 phút là được. - Sau khi gà chín, vớt gà ra để thật nguội, lọc phần thịt rồi xé hoặc thái thành từng miếng nhỏ dài để riêng. Chân cổ, xương gà còn lại cho vào nồi nước dùng ninh tiếp. - Tiếp tục ninh nhỏ lửa trong 3 tiếng thì cho nấm hương vào ninh trong 1 tiếng, nêm thêm 1 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa canh nước mắm. Nêm nếm sao cho nước dùng vừa miệng, không đậm quá để lát cho thêm mắm tôm để nước dùng không bị mặn sau đó tắt bếp. Lưu ý khi ninh nước dùng: - Nấm hương cho sau cùng, sau khi ninh nước dùng khoảng 3 tiếng thì mới cho nấm hương vào để tạo mùi thơm đặc trưng, cho nấm ngay từ đầu ninh lâu sẽ nát vụn, làm đục nước dùng, không đẹp. - Khi ninh xương, không ninh lửa to sẽ khiến nước dùng bị cạn. Bước 5: Xào tôm, rán trứng - Phi thơm hành băm với chút xíu dầu ăn, cho tôm nõn khô đã giã nhỏ cho vào chảo sạch, xào bông, thêm xíu mắm, đảo tơi lên thành ruốc thì cho ra đĩa. - Trứng đập vào bát, cho thêm xíu hạt nêm rồi đánh bông. - Đặt chảo chống dính lên bếp, bật bếp đun nóng chảo rồi cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào đun nóng lên, múc từng thìa trứng vào láng đều mặt chảo sao cho trứng thật mỏng. Tráng xong nhẹ nhàng lấy ra để trứng không bị rách, tráng lần lượt cho đến hết trứng. Trứng rán xong cho ra thớt thái thành từng sợi nhỏ. Bước 6: Hoàn thành tô bún thang - Giò lụa thái thành từng lát tròn rồi thái tiếp thành từng sợi nhỏ để bát riêng. - Chần bún với nước sôi và chia vào các bát. Xếp thịt gà, giò lụa thái nhỏ, trứng rán thái nhỏ, ruốc tôm nõn, rắc hành lá và rau răm thái nhỏ lên trên. thêm vài lát ớt tươi, chút mắm tôm (nếu không ăn được thì không cho) rồi chan nước dùng vào thưởng thức. Ăn kèm với củ cải ướp muối chua ban đầu ăn rất giòn ngon hấp dẫn. Bún thang ngon với màu sắc bắt mắt. Nước dùng ngọt thanh, trong veo. Hương vị thơm ngon hấp dẫn. Mắm tôm là hương vị đặc trưng của bún thang, có mắm tôm sẽ làm cho tô bún thang thêm thơm ngon và hấp dẫn, chuẩn vị Hà Nội xưa. Bún thang thể hiện phong vị riêng và cách thưởng thức riêng của người Hà Nội. Khi nấu đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong khâu chế biến cũng như sự cầu kỳ khi nấu nước dùng. Lưu ý về nguyên liệu món bún thang truyền thống chuẩn vị Hà Nội: - Không thay thế rau răm và hành lá bằng các loại rau gia vị khác để cho vào tô bún vì nó không đúng vị, ăn ngang, không ngon. - Nếu có tinh dầu cà cuống nguyên chất, chấm đầu đũa vào tinh dầu cà cuống rồi cho vào tô bún thang, trộn đều lên ăn sẽ rất tuyệt vời, đúng chuẩn vị Hà Nội xưa hay ăn. |