Bị rong kinh kéo dài khiến người phụ nữ mất máu nhiều, mệt mỏi và để lâu rất nguy hiểm. Vậy bị rong kinh làm sao hết? Ăn uống gì để nhanh hết rong huyết?
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày. Số lượng máu mất đi vượt quá 80ml và cơ thể người phụ nữ xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm như thở ngắn, dốc, cơ thể mệt mỏi, đau bụng kinh…
Rong huyết là tình trạng chảy máu ở cơ quan sinh dục không phải do hành kinh. Nhiều chị em nhầm lẫn giữa vấn đề này và không biết bị rong kinh làm sao hết.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Không hiếm chị em gặp tình trạng rong kinh và thường không hiểu hết về ảnh hưởng của hiện tượng này.
- Rong kinh gây mất máu nhiều, cơ thể mệt mỏi, dễ chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu…
- Rong kinh không điều trị sớm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em, trường hợp xấu nhất có thể gây vô sinh.
- Rong kinh tạo điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập gây nên các chứng bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, tử cung…
Rong kinh kéo dài dễ khiến cơ thể mất máu
Nguyên nhân rong kinh kéo dài
Có rất nhiều nguyên nhân gây rong kinh và đa phần trong số đó là do:
- Mất cân bằng hormone: Sự cân bằng giữa các hormone estrogen và progesterone cùng tác động làm nội mạc tử cung (thành nội mạc) dày lên. Phần thành nội mạc bong ra tạo thành kinh nguyệt. Nếu xảy ra hiện tượng mất cân bằng thành nội mạc quá dày dẫn đến tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh.
- Nguyên nhân do gặp phải các vấn đề liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung hoặc cổ tử cung, các vấn đề sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung…
- Nguyên nhân do rối loạn chức năng tiểu cầu, các rối loạn liên quan đến gan, thận hoặc tuyến giáp, viêm khung chậu…
- Ngoài ra hiện tượng này cũng xảy ra đối với người sử dụng một số loại thuốc nhất định như aspirin…
Bị rong kinh làm sao hết?
Khi bị rong kinh (kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày trở lên, có máu đông, mệt mỏi trong cả chu kỳ…) thì chị em cần tới gặp bác sĩ để được điều trị. Không tự ý mua thuốc hay sử dụng thuốc uống sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bị rong kinh cần tới gặp bác sĩ để được điều trị
Việc chữa trị rong kinh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên, mức độ nghiêm trọng, tuổi cũng như tiểu sử của người bệnh. Tuy nhiên, bị rong kinh làm sao hết thì các bác sĩ sẽ đưa những biện pháp xử lý phù hợp nhất. Bằng phương pháp trị liệu các bác sĩ có thể kê thuốc hoặc sử dụng các biện pháp phẫu thuật để can thiệp.
1. Bị rong kinh uống thuốc gì?
Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định để chữa rong kinh:
- Thuốc bổ sung sắt
- Thuốc tránh thai
- Thuốc bổ sung hormone
- Thuốc ibuprofen
2. Trị rong kinh bằng thủ thuật
Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể sử dụng các biện pháp phẫu thuật để điều trị. Các phương pháp này thường dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi và không có nhu cầu sinh con, cụ thể là:
- Cắt nội mạc tử cung
- Nạo nội mạc tử cung
- Cắt bỏ tử cung gồm cả tử cung và cổ tử cung
Bị rong kinh nên ăn gì?
Phụ nữ bị rong kinh kéo dài việc ăn uống, nghỉ ngơi có thể chiếm đến 40% kết quả điều trị. Khi bị rong kinh nên ăn uống các thực phẩm sau để tăng sức đề kháng, giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn:
Nhóm thực phẩm người bị rong kinh nên bổ sung
- Rau quả tươi: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A,C E giúp cân bằng nội tiết tố, giúp hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như yến mạch, các loại hạt, lúa mạch… giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng nội tiết tố, giúp quá trình chữa rong kinh hiệu quả hơn.
- Cá biển: Cá biển có chứa nhiều omega 3 có tính chất phục hồi tổn thương, cân bằng nội tiết tố và tốt cho máu.
- Nhóm thực phẩm giàu sắt: Nhóm thực phẩm này giúp bổ sung sắt, tốt cho máu, giúp cơ thể không bị thiếu máu, mệt mỏi từ đó tăng khả năng phục hồi và điều hòa kinh nguyệt tốt.
- Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu đến các cơ quan và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.