Biết được cách tính chu kỳ kinh nguyệt chị em có thể tránh được những tình huống “oái oăm” trong ngày đèn đỏ cũng như dễ dàng nắm rõ ngày đậu thai hoặc ngừa thai.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Ngày kinh nguyệt hay còn gọi là ngày hành kinh, đến tháng, ngày đèn đỏ... Ngày hành kinh của chị em thường diễn ra từ 3-7 ngày tùy mỗi người. Trong những ngày này, chị em sẽ có hiện tượng "chảy máu" ở cơ quan sinh dục. Gọi là "máu" nhưng thật ra dịch này chỉ gồm 50% máu và ngoài ra còn có các chất nhầy, những mảnh bong tróc ra của niêm mạc tử cung.
Ngày kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn 1 lần trong một chu kỳ, việc lặp lại của ngày kinh nguyệt từ tháng này sang tháng sau gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 – 35 ngày. Đối với bạn gái mới bước vào độ tuổi dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.
Xác định được ngày kinh nguyệt chuẩn xác, chị em sẽ lên kế hoạch chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như lường trước những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ, ví dụ đi công tác xa, đi du lịch để chuẩn bị đồ dùng vệ sinh thích hợp. Bên cạnh đó, nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em xác định được ngày rụng trứng, từ đó dễ dàng biết được ngày đậu thai và tránh thai an toàn.
Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em biết được ngày dễ thụ thai cũng như tránh thai hiệu quả.
Tuy nhiên, khi kinh nguyệt đều, chị em có thể tính ngày rụng trứng một cách dễ dàng. Ngược lại, khi chu kỳ kinh nguyệt không đều thường rất khó tính ngày rụng trứng. Vậy chu kỳ kinh nguyệt không đều có biểu hiện như thế nào và nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị rối loạn chu kỳ kinh nguyêt, chị em thường có các biểu hiện sau:
- Máu kinh có màu sắc bất thường, chẳng hạn như có màu đen sẫm.
- Kinh nguyệt thưa hoặc ra máu ít: Khi chu kì kinh kéo dài đến 36 ngày được gọi là kinh thưa. Thời gian có kinh ít hơn 3 ngày, máu kinh ra ít hơn 20 ml là kinh nguyệt ít.
- Rong kinh: Máu kinh ra 1-2 ngày với lượng rất ít trong thời gian giãn cách giữa 2 chu kì kinh.
- Vô kinh: Thiếu nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).
Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều:
- Gặp các vấn đề về tuyến giáp
- Sửa dụng thuốc tránh thai
- Tập thể dục cường độ cao
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng
- Căng thẳng cực độ
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
- Trọng lượng cơ thể tăng giảm bất thường
- Mắc một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung…
Cách chữa trị chu kỳ kinh nguyệt không đều
Khi nhận thấy những biểu hiện của kinh nguyệt không đều, chị em nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và có những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Sau đây là một số phương pháp điều trị kinh nguyệt không đều các chị em có thể tham khảo:
- Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà: Chị em hãy thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt như uống nhiều nước, ăn nhiều những thực phẩm giàu dinh dưỡng, không thức quá khuya, làm việc quá sức, giữ cho tâm lý luôn ổn định và thoải mái, hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, caffein...
- Chữa kinh nguyệt không đều bằng Đông y: Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y chữa kinh nguyệt không đều như ích mẫu, ngải cứu…
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và tránh thai
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em tính toán ngày rụng trứng để nắm rõ ngày dễ đậu thai cũng như ngừa thai nếu chưa muốn có bầu. Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt chị em cần biết:
Bước 1: Các chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình, đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.
Bước 2: Đến kỳ kinh của tháng tiếp theo, tiếp tục đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.
Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, các chị em đã có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Ví dụ: -Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/8 -Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 1/9 Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày. |
Căn cứ vào ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt được chia ra làm 3 thời điểm khác nhau tương ứng với độ an toàn để thụ thai cũng như tránh thai là thời điểm an toàn tương đối, thời điểm nguy hiểm và thời điểm an toàn tuyệt đối.
Các thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Thời điểm nguy hiểm: Tính từ ngày rụng trứng cộng với 5 ngày sau. Trong thời điểm nguy hiểm nếu có quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai nào, sẽ có khả năng mang thai tới 99% .
Ví dụ: Nếu vòng kinh trung bình là 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14. Thời điểm nguy hiểm sẽ là 14+5=19 và 14-5=9. Thời điểm nguy hiểm dễ mang thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 - 19 của chu kì kinh nguyệt.
- Thời điểm an toàn tương đối: Được tính từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm. Đây là lúc trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo khoảng 3-5 ngày, do đó thời điểm này nếu quan hệ chỉ mang tính tương đối (vẫn có khả năng mang thai nhưng không cao lắm).
Ví dụ: Vòng kinh 28 ngày, thì thời điểm an toàn tương đối sẽ từ ngày thứ 1 - 9 của chu kì kinh nguyệt.
- Thời điểm an toàn tuyệt đối: Được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho tới ngày chuẩn bị chu kì kinh mới. Trong thời điểm này trứng đã rụng, trứng chỉ sống sống trong vòng 24h nên không thể gặp tinh trùng được. Nếu quan hệ trong thời gian này có thể tránh thai hiệu quả.
Ví dụ: Chu kì kinh 28 ngày, ngày an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 19 - 28 của chu kì kinh.
Hoặc đơn giản hơn, sau khi biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao lâu thì các chị em có thể căn cứ vào bảng sau để biết thời điểm dễ mang thai.
Lưu ý khi tính chu kỳ kinh nguyệt
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là một trong những biện pháp ngừa thai tự nhiên tuy nhiên có một số trường hợp dù nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn có thai. Bởi phương pháp tránh thai tự nhiên này chỉ có hiệu quả 60%, tức 40% vẫn có thể dính bầu. Vì vậy, nếu chưa vội có con, các cặp đôi nên áp dụng các biện pháp ngừa thai khác có hiệu quả cao hơn như sử dụng bao cao su, vòng tránh thai,…