Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào và có tính được không?

Ngày 24/06/2020 10:53 AM (GMT+7)

Chu kỳ rụng trứng song song cùng chu kỳ kinh nguyệt, mỗi tháng 1 lần, mỗi lần được giải phóng 1 quả trứng. Ngày rụng trứng thường kéo dài 24H và đây là khoảng thời gian dễ thụ thai nhất, có thể tính toán được.

Rụng trứng và có kinh là biểu hiện tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ khỏe mạnh bình thường. Hiểu được chu kỳ rụng trứng để tránh thai hay có thai sẽ giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong kế hoạch hóa gia đình. 

Chu kỳ rụng trứng là gì?

Theo Healthline, Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi 1 quả trứng được phóng ra khỏi buồng trứng của người phụ nữ. Trứng được phóng ra khỏi buồng trứng có thể được thụ tinh hoặc không. Nếu được thụ tinh thì tạo thành phôi thai và di chuyển đến tử cung cấy ghép và phát triển. Nếu không được thụ tinh sẽ tan thành các lớp niêm mạc tử cung và bong ra tạo thành kinh nguyệt. Rụng trứng cũng được tính thành chu kỳ vì mỗi tháng một lần xuất hiện hàng tháng. 

Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào và có tính được không? - 1

Chu kỳ rụng trứng mỗi tháng diễn ra 1 lần (Ảnh minh họa)

Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào?

Chu kỳ rụng trứng cũng có khoảng thời gian giống với chu kỳ kinh và bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành nang mạc kéo dài từ 12 - 16 ngày. 

- Giai đoạn rụng trứng (ngày rụng trứng) diễn ra trong 24h

- Giai đoạn hoàng thể là khoảng thời gian còn lại của chu kỳ.

Giai đoạn hoàng thể diễn ra khi trứng không được thụ tinh và tự tiêu hủy tạo thành các lớp niêm mạc tử cung, các lớp này dày lên, đến mức độ nhất định sẽ bong ra tạo thành kinh nguyệt. 

Ngày rụng trứng là ngày nào?

Ngày rụng trứng là ngày nào được nhiều chị em thắc mắc. Chu kỳ rụng trứng diễn ra thì ngày rụng trứng phụ thuộc vào số ngày của chu kỳ kinh. Thông thường, ngày rụng trứng sẽ ở khoảng giữa của chu kỳ kinh. Nếu kỳ kinh có 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14. 

Lấy chu kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất là 28 ngày làm chuẩn, ngày rụng trứng là ngày 14. Những chu kỳ kinh khác sẽ cộng hoặc trừ đi 1 ngày để biết ngày rụng trứng.  

Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào và có tính được không? - 2

Ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh, thường ở khoảng ngày giữa của chu kỳ (Ảnh minh họa)

Ngày rụng trứng kéo dài bao lâu?

Quá trình rụng trứng bắt đầu bằng việc cơ thể giải phóng hormone kích thích nang trứng, thường là giữa ngày 6 và ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Hormone này giúp trứng bên trong buồng trứng trưởng thành và sẵn sàng giải phóng trứng sau đó. 

Khi trứng trưởng thành (trứng đã chín), cơ thể tiết ra lượng hormone luteinizing (LH) kích hoạt sự phóng thích trứng. Rụng trứng có thể diễn tra trong 28 - 36h sau khi LH tăng đột biến. Trứng rụng và tồn tại trong tử cung của phụ nữ trong 24H. Sau 24H không được thụ tinh sẽ tự tiêu hủy. 

Ngày rụng trứng có biểu hiện gì?

Khi rụng trứng thì dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn. Chất dịch này thường trong, nhầy hơn, nhìn giống với lòng trắng trứng sống. Sau khi trứng rụng xong thì chất dịch này sẽ giảm dần và dần đặc hơn. Ngoài ra cũng có những biểu hiện rụng trứng khác nữa đó là:

- Thấy có chút máu hoặc đốm máu

- Vú mềm

- Ham muốn tình dục tăng 

- Đau bụng dưới, cảm thấy hơi chướng chướng bụng

Không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có những dấu hiệu rụng trứng rõ ràng.

Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào và có tính được không? - 3

Dấu hiệu rụng trứng rõ nhất là tăng tiết dịch nhầy tử cung và gia tăng ham muốn tình dục (Ảnh minh họa)

Cách tính ngày rụng trứng để thụ thai hoặc tránh thai 

Muốn tính được ngày rụng trứng thì phải dựa vào chu kỳ kinh của phụ nữ kéo dài bao nhiêu ngày. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 - 32 ngày. Chu kỳ kinh của mỗi phụ nữ khác nhau phụ thuộc vào thói quen ăn uống, sinh hoạt, tâm lý, độ tuổi… Do đó thời điểm rụng trứng của chị em khác nhau. 

Để tính ngày rụng trứng đúng thì cần xác định được thời điểm rụng trứng của từng chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh 28 ngày thường được lấy làm chuẩn đề tính toán. Thời điểm rụng trứng của vòng kinh 28 ngày là ngày thứ 14. Và thời điểm dễ thụ thai từ khoảng ngày 11 - ngày 16, đặc biệt từ ngày 13 - 15 là rất dễ thụ thai.  

Ví dụ: Ngày đầu tiên thấy kinh là ngày 1/3 và ngày thấy kinh của kỳ tiếp theo là ngày 29/3. Chu kỳ kinh là 28 ngày. Ngày rụng trứng là ngày thứ 14/3, những ngày dễ thụ thai nhất là từ ngày 13/3 - ngày 15/3. Nếu quan hệ trong khoảng thời gian này thì tỷ lệ mang thai có thể đạt đến 95%. 

Để tránh thai, hãy sử dụng công thức: Ngày rụng trứng (n)+(-) 5. Cụ thể với chu kỳ kinh 28 ngày, ngày rụng trứng là ngày thứ 14, khoảng thời gian dễ có thai nhất là 14 - 5 = 9, 14 + 5 = 19. Từ ngày thứ 9 - ngày 19 của chu kỳ kinh là rất dễ thụ thai. Tuy trứng chỉ tồn tại trong tử cung 24h nhưng tinh trùng có thể sống trong tử cung 3-5 ngày. Vì vậy, để tránh thai thì các cặp nên tính toán khoảng thời gian quan hệ tránh ngày rụng trứng. 

Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào và có tính được không? - 4

Tính toán thời điểm rụng trứng để tránh thai hoặc thụ thai theo ý muốn (Ảnh minh họa)

Tương tự bảng tính ngày rụng trứng và thời điểm thụ thai cho các chu kỳ kinh nguyệt khác nhau:

Lưu ý: Việc tính toán thời điểm tránh thai chỉ mang tính tương đối với những người có vòng kinh đều, thời điểm rụng trứng rõ ràng. Đối với người có chu kỳ kinh không đều thì rất khó tính toán chính xác. 

Ngay cả với những người có vòng kinh đều thì việc tính toán tránh thai cũng có những rủi ro bởi trứng có thể rụng nếu hưng phấn tình dục mạnh hoặc sức khỏe phụ nữ thay đổi. Vì vậy, tránh thai bằng cách tính chu kỳ rụng trứng chỉ mang tính tương đối. 

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con hoặc tránh thai đơn giản, dễ hiểu 
Xác định ngày rụng trứng để sinh con hoặc tránh thai là điều mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Cách tính ngày rụng trứng đa số dựa vào vòng kinh nguyệt...

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hạnh, 32 tuổi, chưa có ý định kết hôn song lo khi gặp được ý trung nhân thì đã quá tuổi sinh con, quyết định đến bệnh viện trữ đông trứng.

Tin bài cùng chủ đề Rụng trứng