Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng mang nhiều "năng lượng xấu" nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe.
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là "tháng cô hồn" và luôn mang theo nhiều "năng lượng xấu". Đặc biệt, phụ nữ mang thai là người nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng thì luôn có những điều phải kiêng kị trong tháng 7 âm lịch kẻo ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé trong bụng.
Xét về mặt khoa học, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian khoảng giữa năm. Ở thời điểm này, thời tiết thường thay đổi thất thường, có những ngày nắng nóng cực điểm nhưng cũng có ngày mưa gió ẩm ướt. Do đó, những người có sức đề kháng yếu như mẹ bầu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, ốm đau.
Theo quan niệm tâm linh, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian mẹ bầu cần cực kỳ cẩn thận, kiêng kị nhiều điều. (Ảnh minh họa)
Vậy nên những điều kiêng kị trong tháng 7 âm lịch mà các cụ thời xưa dặn phụ nữ mang thai dưới đây cũng không hoàn toàn là mê tín, sai lầm.
1. Không đi ra ngoài về muộn
Theo tâm linh, ban đêm là thời điểm âm khí lên cao, mẹ bầu cần tránh ra đường kẻo những thứ "không tốt" có thể bám theo và gây ảnh hưởng lên thai nhi. Còn trên phương diện khoa học, đây cũng là thời điểm trời nhiều sương, mẹ bầu ra đường dễ bị cảm lạnh. Không chỉ vậy, mẹ bầu đi về muộn cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, thời gian ngủ không đủ sẽ khiến mẹ uể oải, mệt mỏi.
2. Không gội đầu vào ban đêm
Theo tâm linh, gội đầu hay chải tóc vào ban đêm là điều cấm kị, vào tháng 7 âm lịch thì càng phải tránh. Còn về góc độ khoa học, trời tối, khuya khoắt thường sẽ lạnh, sức đề kháng của cơ thể mẹ đã yếu vào ban đêm lại càng yếu thêm. Do đó, nếu gội đầu vào thời điểm này rất dễ gây tai biến, đột quỵ, suy thai hoặc nhẹ hơn là đau đầu, khó chịu.
Gội đầu, tắm muộn là điều cấm kị với cả người bình thường và phụ nữ mang thai. (Ảnh minh họa)
3. Tránh sắm đồ sơ sinh
Theo quan niệm xưa, không nên sắm đồ sơ sinh cho bé vào tháng 7 âm lịch vì đây là tháng mọi người dành thời gian để mua đồ vàng mã. Thực tế, tháng 7 âm lịch ở nước ta cũng là thời điểm này cũng khá ẩm ướt, mưa nhiều, không có điều kiện phơi đồ khô ráo, thơm tho cho bé. Nhưng đương nhiên nếu ngày dự sinh đã đến gần thì mẹ hoàn toàn có thể mua đồ sơ sinh cho bé trong tháng 7 âm lịch mà không cần lo xui xẻo.
4. Không nên đi chùa, nơi tâm linh
Theo góc độ tâm linh, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian được chùa cúng, triệu tập linh hồn để bố thí và đọc kinh giúp siêu thoát. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên đến những chốn linh thiêng vào tháng 7, đặc biệt là vào buổi chiều hoặc tối để tránh bị các cô hồn quấy nhiễu.
Thực tế chùa chiền là nơi tập trung đông người, lại thường xuyên có nhang khói không tốt cho hệ hô hấp của mẹ bầu nên cần hạn chế đến. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần kiêng kị hoàn toàn, vẫn có thể đến những ngôi chùa không quá đông người, có nhiều cây cối, không khí trong lành.
Bà bầu nên tránh đi chùa vào những ngày lễ đông đúc. (Ảnh minh họa)
5. Không chuyển nhà trong tháng 7 âm lịch
Theo quan niệm tâm linh, chuyển nhà vào tháng 7 là một điều cấm kị vì sẽ không may mắn, động chạm đến người đã khuất. Còn về góc độ khoa học, chuyển nhà trong thời gian mang thai cũng không phải một ý kiến hay bởi khoảng thời gian này mẹ sẽ rất mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, không nên tốn sức dọn dẹp hay sắp xếp nhà cửa. Thêm vào đó, chuyển sang nơi ở mới có thể khiến mẹ mất một khoảng thời gian để thích nghi, sẽ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ.
Trên đây là những điều kiêng kị cho phụ nữ mang thai trong tháng 7 âm lịch. Bên cạnh quan điểm tâm linh thì những điều này cũng có một phần cơ sở khoa học. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tự cân nhắc việc kiêng kị, hạn chế tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mang thai của bản thân.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo