Con dâu đẻ mà mẹ chồng chỉ gửi cho bọc tã lót cũ, định vứt đi thì thấy 1 thứ khiến tôi khóc nghẹn

Thảo Nguyên - Ngày 11/11/2022 06:00 AM (GMT+7)

Nghe bà nói mà tôi chán hẳn. Con dâu sinh tưởng mẹ chồng gửi lên cho vài triệu còn vui chứ đống tã lót cũ kia thì tôi cần gì.

Con dâu đẻ mà mẹ chồng chỉ gửi cho bọc tã lót cũ, định vứt đi thì thấy 1 thứ khiến tôi khóc nghẹn - 1

Hai năm lấy chồng nhưng tôi chưa phải 1 ngày làm dâu bố mẹ anh nên cuộc sống riêng trên thành phố rất thoải mái. Đã vậy dù nghèo nhưng sau khi chúng tôi kết hôn, bố mẹ chồng vẫn đưa hết tiền dưỡng già 1,5 tỉ cho các con mua nhà để sớm an cư.

Tuy ở nhà bận rộn việc đồng áng, chẳng có thời gian hàng ngày gọi điện hỏi thăm nhưng mỗi khi con trai con dâu về quê, ông bà lại dành trọn cả ngày ở nhà giết gà vịt, làm nhiều món ngon cho 2 đứa ăn. Những ngày về quê, con dâu muốn ngủ đến bao giờ cũng được, ông bà chẳng bao giờ soi mói.

Những khi các con lên thành phố, mẹ chồng lại đùm gói to gói nhỏ để các con mang lên. Thật sự mỗi lần về quê, tôi lại ấm lòng trước tình cảm mà bố mẹ anh dành cho. Chỉ có điều, ngoài tiền cho mua nhà, ông bà không hỗ trợ được gì thêm vì cũng eo hẹp về kinh tế.

Con dâu sinh mà mẹ chồng không lên được vì ốm. (Ảnh minh họa)

Con dâu sinh mà mẹ chồng không lên được vì ốm. (Ảnh minh họa)

Ngay cả khi tôi mang bầu, mẹ chồng cũng chưa một lần mua cho con dâu được hộp sữa hay cho tiền đi khám thai kỳ như nhà ngoại tôi. Nhiều khi trẻ con, tôi cũng mang ra so bì, những lúc ấy chồng tôi mắng:

“Mình còn trẻ và đi làm nên hàng tháng vẫn kiếm ra tiền, chẳng cho ông bà hay nuôi được ngày nào thì thôi còn đòi hỏi vô lý. Hơn nữa, con mình thì xác định tự chăm nuôi, ông bà không có trách nhiệm phải lo cả cho cháu”.

Chồng nói thì tôi chỉ biết vậy, hoàn cảnh gia đình thế thì phải chịu chứ sao. Nhưng nhiều lúc mẹ chồng dường như ái ngại, vài lần gọi điện lên nói:

“Đợt này bố con ở quê ốm quá nên bao tiền thu hoạch rau củ của nhà lại phải dồn hết vào mua thuốc thang cho ông. Con ở trên đó cố gắng ăn uống tẩm bổ để mẹ tròn con vuông đến tận ngày sinh. Bà nội chẳng hỗ trợ được gì, khi nào con sinh thì bà sẽ cố gắng lên chăm cho 1-2 tháng”.

Sát ngày tôi sinh, mẹ chồng bị sốt xuất huyết và phải nhập viện điều trị 15 ngày. Sau đó bà ra viện nhưng sức khỏe còn yếu nên không thể lên chăm con dâu. Ở nhà sốt ruột, dù ốm nhưng bà cũng hay gọi điện hỏi thăm con dâu và cháu mới sinh.

Hôm trước bà còn gọi bảo: “Mẹ mới xin được ít tã lót cũ để gửi lên cho đấy. Con nhớ bảo thằng Hải liên hệ nhà xe lấy về mặc vài chiếc lấy vía cho thằng bé dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Mẹ cũng giặt sạch sẽ rồi”.

Nghe bà nói mà tôi chán hẳn. Con dâu sinh tưởng mẹ chồng gửi lên cho vài triệu chứ còn vui chứ đống tã lót cũ kia thì tôi cần gì. Chính vì thế tôi chẳng buồn bảo chồng liên hệ nhà xe lấy. Mãi đến khi nhà xe giục đến lấy mấy lần tôi mới đành bảo anh đi lấy đồ bà nội gửi cho xong.

Đọc mẩu giấy mẹ chồng viết mà tôi khóc nghẹn (Ảnh minh họa)

Đọc mẩu giấy mẹ chồng viết mà tôi khóc nghẹn (Ảnh minh họa)

Lấy về nhà, chồng tôi để túi tã lót cũ ở góc bếp mà tôi chẳng buồn đụng vào. Hôm anh đi làm, con sơ sinh ngủ, tôi định đem túi tã lót ấy của bà nội vứt đi thì giở qua kiểm tra lại thấy cả 1 phong bì ở giữa túi tã lót cũ. Choáng váng thấy toàn tờ 500 ngàn, đếm thì được 50 triệu. Bên trong còn có mẩu giấy nhỏ:

“Con sinh mà mẹ ốm quá không lên chăm được. Đây là số tiền mẹ tích cóp, con cầm mà mua đồ tẩm bổ sau sinh nhé”.

Đọc mẩu giấy mẹ chồng viết mà tôi khóc nghẹn. Bỗng nhiên tôi thấy thương và có lỗi với bà quá. Bà thì hết lòng hết dạ với con cháu, còn tôi lại nghĩ tệ về bà và coi trọng vật chất quá đáng như thế đây.

Nên mua đồ sơ sinh mới hay xin đồ cũ cho bé thì tốt?

Quan niệm về việc xin đồ sơ sinh cũ để lấy vía ngoan, vía khỏe cho con đang được nhiều bà mẹ rỉ tai nhau. 

Thực tế, theo các chuyên gia thì không có một cơ sở khoa học nào chứng minh cho việc các bé sơ sinh mặc lại đồ cũ của những bé mạnh khỏe, ngoan ngoan sinh trước đó thì cứ thế mà lớn nhanh, không ốm vặt. Bởi việc nuôi con khỏe, con hay ăn chóng lớn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của trẻ, vào cách chăm sóc khoa học của bố mẹ, vào môi trường sống của trẻ có nhiều tác nhân gây bệnh hay không…

Tuy nhiên, là quan niệm dân gian nên nhiều mẹ vẫn tin theo và thực hiện thì cũng không có gì đáng nghiêm trọng cả. Đánh giá chung về việc xin quần áo tã lót trẻ sơ sinh cũ như sau:

Ưu điểm:

Mẹ xin được đồ sơ sinh cũ cho con thì sẽ giảm thiểu được chi phí mua sắm đồ sơ sinh mới cho bé một cách đáng kể.

Mẹ cũng tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại để mua sắm đồ mới cho bé, không cần phải lên danh sách và tìm hiểu mất thời gian vì bé đã có sẵn đồ cũ để dùng lúc chào đời

Nhược điểm:

Nếu đồ sơ sinh cũ mẹ chọn để xin cho bé không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì sẽ mất an toàn cho bé. Đó có thể là tác nhân lây nhiễm bệnh tật cho bé, đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa khiến bé rất khó chịu.

Đồ sơ sinh cũ nhiều khi kích thước không được vừa với bé, khiến bé mặc không có cảm giác thoải mái nhất.

Đồ sơ sinh cũ thường sờn vải, nhiều chất vải không tốt bị xơ cứng có thể khiến làn da nhạy cảm của bé bị tổn thương.

Lưu ý:

Bởi thế mẹ nên mua đồ sơ sinh mới cho bé và mua những món đồ có thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo để bé luôn được an toàn. Nếu mẹ muốn an tâm về mặt tâm lý thì có thể xin thêm một vài món đồ sơ sinh cũ cho bé nhưng cần lưu ý một số điểm sau:

- Chỉ xin những đồ còn nguyên vẹn, không sờn cứng, sạch sẽ. Ưu tiên xin quần áo sơ sinh hoặc bao tay, bao chân thôi, còn các món đồ như chăn cho bé, bình sữa cho bé, khăn sữa cho bé… thì mẹ nên mua đồ mới.

- Nên xin đồ của người thân trong gia đình là tốt nhất để có thông tin chắc chắn về nguồn gốc và tình trạng sức khỏe của bé sinh trước đó.

- Sau khi xin đồ cũ về, mẹ phải giặt giũ, phơi khô sạch sẽ trước khi cho bé dùng.

Thấy con dâu vừa sinh, tôi lập cập vào viện, lật tã lên thấy thứ này ở cổ chân cháu đích tôn mà tái mặt
Khi con dâu có bầu tôi luôn nhắc con bé ăn uống, ngủ nghỉ điều độ. Có bao việc nhà, tôi bắt con trai làm hết cho con dâu dưỡng thai.

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu