Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình

Ngày 08/11/2019 04:48 AM (GMT+7)

6h sáng Linh được đưa đưa đến phòng sinh cá nhân khi cơn gò của mình là 3 phút một lần, chồng cô bắt đầu bơm hơi và dẫn nước vào bồn. Cô tự chọn cho mình tư thế con mèo, em bé được ra đời vào lúc 7h59 phút.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 1

Tình cờ xem video của một người bạn sinh con trong nước, Phạm Mai Linh, (SN 1994), người Việt sống ở thành phố Cebu, đảo Cebu, Philippines, ấp ủ kế hoạch sẽ chào đón con mình giống như vậy. Nhờ tìm hiểu đúng quy trình, lại được đội ngũ y bác sĩ và người chồng ở bên nên cô đã hạ sinh thành công một em bé nặng 3.45kg được đặt tên là Vedana Pham Dela Cruz.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 2

Ngay từ khi mang thai ở tuần thứ 4, Linh đã ấp ủ kế hoạch sinh con bằng phương pháp sinh dưới nước.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 3

Mai Linh cho rằng thời gian mang bầu của cô rất hạnh phúc. Đất nước mà cô đang sinh sống mọi người dành rất nhiều sự ưu tiên cho mẹ bầu, họ ý thức được đây là thời gian thiêng liêng và quan trọng đối với thế hệ tương lai, nên không để các mẹ bầu phải ở trong bất cứ áp lực nào.

Là một đất nước có văn hóa xếp hàng không khác như các nước phương tây, tại siêu thị, các cơ quan, chờ xe bus đều cần xếp hàng. Với các mẹ bầu thì luôn được ưu tiên không xếp hàng hoặc có quầy ưu tiên, ghế ưu tiên.

Tại gia đình, mẹ chồng cũng luôn dành sự quan tâm khi con dâu mang bầu. Không một ai trong gia đình để mình xách đồ, chịu nóng hay hít khói bụi. “Mẹ chồng mình luôn dặn: "Lúc nào con cũng phải thư giãn, thỏa mái nha” – 9X nói.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 4

Mai Linh cho rằng thời gian mang bầu của cô rất hạnh phúc. Đất nước mà cô đang sinh sống mọi người dành rất nhiều sự ưu tiên cho mẹ bầu.

Trong suốt thai kỳ, Linh được theo khám bởi một bác sĩ khoa sản, mỗi tháng bà bầu sẽ đến khám một lần, các bước khám thai cũng rất đơn giản, bao gồm: Đo cân nặng, nghe nhịp tim em bé, hỏi tình trạng của mẹ bầu, ăn uống như thế nào. Sau đó bác sĩ có yêu cầu đi siêu âm vào dịp đầu tiên khi em bé được 3 tháng để biết rõ ngày đậu thai và tình hình thai khỏe không và không cần siêu âm thêm lần nào nữa.

Nếu như nhiều bà bầu ở Việt Nam siêu âm và xét nghiệm đo độ mờ vai gáy, xét nghiệm tỉ lệ dị tật, tiêm vacxin uốn ván thì ở Philippine Linh không hề biết đến điều này. Cô cũng cho biết thêm ở đất nước mà cô đang sinh sống, mỗi khi bà bầu ra đường luôn luôn có chồng bên cạnh, họ coi đó là một cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với vợ, đó là điều mà cô ít thấy được ở Việt Nam.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 5

Tại gia đình, mẹ chồng cũng luôn dành sự quan tâm khi con dâu mang bầu.

Ngay từ khi mang thai ở tuần thứ 4, Linh đã ấp ủ kế hoạch sinh con bằng phương pháp sinh dưới nước. Cô nêu ý tưởng với chồng và được anh ủng hộ, phương pháp sinh trong nước với tư thế ngồi xổm hoặc bò quỳ là cách tự nhiên nhất để người mẹ có thể rặn, vì đốt xương cụt sẽ được mở hết cỡ ra phía sau.

“Một phần nữa, nó thuận tự nhiên cho em bé, khi em bé ở trong bụng mẹ - môi trường nước ối ấm 37 độ, và nếu em bé sinh ra trong môi trường nước ấm gần giống môi trường nước ối và được từ từ nhấc lên khỏi mặt nước em bé sẽ thấy nhẹ nhàng không quá sốc, tâm em bé sẽ an hơn, em ấy sẽ không phải khóc” – 9X chia sẻ.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 6

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, Mai Linh dành thời gian đọc rất nhiều tài liệu về phương pháp sinh con này. Cô cũng tham khảo các câu chuyện các mẹ đã sinh trước đó để nắm rõ quy trình, những diễn tiến trong ca sinh.

Sau khi bàn bạc với bác sĩ trong tuần 37 của thai kỳ, Linh quyết định sinh nước tại phòng riêng tại bệnh viện. Việc cô phải làm là đưa một bản kế hoạch sinh gửi đến bệnh viện và bác sĩ trưởng khoa sản, phó khoa và bác sĩ phụ trách ca sinh của cô sẽ ký. (Đây là thủ tục bắt buộc của bệnh viện cho sản phụ muốn sinh nước. Do trước đó cũng có 2 trường hợp sinh nước nhưng không thành công, họ đều phải mổ sau đó).

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 7

Để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, Mai Linh dành thời gian đọc rất nhiều tài liệu về phương pháp sinh con này

Mai Linh kể lại: “Trong birth plan, tụi mình ghi hết những mong muốn: tụi mình sinh trong nước, mình để nhạc thiền, mình chọn tư thế để sinh (ngồi xổm, bò), chồng mình là người đón em bé khi em bé ra đời, chồng mình là người cắt dây rốn, không cách ly mẹ và con, không tắm cho em bé... Tụi mình mua các dụng cụ cần thiết: bồn nước bằng hơi, bơm hơi, cục làm ấm nước, ống nước... “

2h sáng ngày 4/8, khi thai đang ở tuần 41, Linh bắt đầu những cơn chuyển dạ đầu tiên. Khoảng 4 giờ sáng, khi những cơn gò dồn dập hơn, cô được chồng chở đến bệnh viện. Lúc này, tử cung của Linh đã mở 4 phân, các bác sỹ tiến hành thăm khám và theo dõi sát các cơn gò. Đến 6 giờ sáng, Linh được chuyển đến phòng sinh cá nhân. Chồng cô bắt đầu bơm hơi cho bồn nước, dẫn nước vào bồn. Khi những cơn gò giảm còn 1-2 phút một lần, cô được đưa vào bồn với nước ấm 37 độ C, lưu thông liên tục. Bệnh viện bố trí 2 bác sỹ và 6 y tá, điều dưỡng trong phòng để hỗ trợ hai mẹ con.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 8

Các bác sỹ hô: “1, 2, 3 push”, hướng dẫn cô rặn theo các cơn gò, em bé nặng 3,45kg chào đời ngay sau đó

Vừa nằm trong bể đầy nước ấm Linh vừa nghe nhạc thiền, cô chọn tư thế bò (tư thế con mèo) để sinh con. Cũng giống như trong suốt quãng thời mang thai, chồng Linh luôn túc trực bên cạnh, liên tục động viên vợ. Các bác sỹ hô: “1, 2, 3 push”, hướng dẫn cô rặn theo các cơn gò, Linh bình tĩnh, cố gắng cảm nhận từng chuyển động của con, em bé chào đời ngay sau đó, nặng 3,45kg được bố mẹ đặt tên là Vedana Pham Dela Cruz.

Lúc này chồng Linh là người bế em bé từ dưới nước lên, áp vào ngực mẹ. Điều đặc biệt, bé không khóc mà mở to đôi mắt, chớp chớp nhìn mẹ rất đáng yêu. Khoảnh khắc lần đầu tiên được ôm con vào lòng, Mai Linh cảm thấy vỡ òa hạnh phúc.

Nhắc nhớ lại thời khắc “vượt cạn” thiêng liêng đó, Mai Linh chia sẻ: “Mình thấy vô cùng hạnh phúc khi chồng mình bế bé tới tay mình. Thấy mọi thứ quá nhanh, sau khi gặp con là không thấy đau gì hết”.

Ngay khi con vừa lọt lòng, các bác sỹ sau đó tiến hành đo đạc và thăm khám, chồng Linh cũng là người trực tiếp cắt dây rốn cho con, lúc này, em bé bắt đầu cất tiếng khóc đầu tiên. Mai Linh sau đó được lấy nhau thai và chuyển về phòng chăm sóc hồi sức. Khoảng 7 giờ tối cùng ngày, hai mẹ con được xuất viện về nhà.

Mẹ Việt ở Philippines đi đẻ vừa quỳ gối trong bồn nước vừa nghe nhạc thiền khác xa quê mình - 9

Mai Linh sau đó được lấy nhau thai và chuyển về phòng chăm sóc hồi sức. Khoảng 7 giờ tối cùng ngày, hai mẹ con được xuất viện về nhà.

Đã hơn 3 tháng trôi qua sau ca sinh dưới nước, Mai Linh vẫn còn nhớ y nguyên cảm xúc lúc đón con chào đời. Nói về phương pháp này, cô cảm thấy rất thoải mái, không phải trải qua quá nhiều cảm giác đau đớn ngoại trừ những cơn gò căng cứng bụng.

Nhìn từ hành trình sinh con của mình, mẹ 9X nhắn nhủ đến các mẹ khi chuẩn bị sinh con hãy lấy niềm tin bởi những câu chuyện sinh con nhẹ nhàng, tích cực. Không nên tạo áp lực cho chính mình, hãy chăm sóc và chuẩn bị chu đáo từ khi mang thai, mẹ bầu cũng cần giữ tâm bình an, học cách lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh. Hơn hết, mỗi chị em mang bầu cần tìm hiểu kiến thức thai sản, quá trình sinh con, chuyển dạ…

Có thể nói, sinh con dưới nước là phương pháp sinh nở khá phổ biến ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, Nga… Ngoài cảm giác bớt đau đớn khi chuyển dạ, phương pháp sinh con này còn được cho là tạo môi trường quen thuộc cho thai nhi khi chào đời. Theo các chuyên gia, khi áp dụng bất cứ phương pháp sinh nở nào, các mẹ bầu cần thăm khám, trang bị kiến thức và nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ của người có chuyên môn.

Đi đẻ ở Nhật, mẹ Việt xuýt xoa thế mới biết thiên đường là có thật!
Cảm giác được quan tâm, chăm sóc từ ngày bắt đầu thai kỳ đến tận khi sinh xong khiến chị Huyền thấy "như đang ở thiên đường".
Bình An - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ Việt sinh con ở nước ngoài