Ngày chị dâu sinh mẹ chồng đến viện chăm sóc, lúc tôi đi đẻ cả tháng không thấy bà sang thăm

Thảo Nguyên - Ngày 30/01/2024 11:14 AM (GMT+7)

Cùng là con dâu của nhà chồng nhưng cách đối xử của mẹ chồng tôi luôn thiên vị.

Khi anh trai chồng cưới được 2 năm thì chúng tôi mới cưới. Những tưởng nhà có 2 con dâu, mẹ chồng sẽ yêu quý như nhau. Nhưng có làm dâu nhà chồng, tôi mới dần hiểu ra bà chỉ yêu quý con dâu nào có tiền.

Sau đám cưới, mặc dù vợ chồng chị dâu mua nhà chung cư và ở riêng cách đó 5km nhưng mẹ chồng vẫn rất quý mến và quan tâm. Cũng bởi anh chồng làm thầu xây dựng, chị dâu làm phiên dịch tiếng Trung cho một công ty bất động sản nên tiềm lực kinh tế của anh chị mạnh. Thỉnh thoảng, anh chị lại mua quà hay biếu tiền bố mẹ chồng nên chị dâu lúc nào cũng là nhất.

Nhà có 2 con dâu nhưng mẹ chồng đối xử rất thiên vị. (Ảnh minh họa)

Nhà có 2 con dâu nhưng mẹ chồng đối xử rất thiên vị. (Ảnh minh họa)

Còn vợ chồng tôi làm văn phòng bình thường nên thu nhập chỉ đủ chi tiêu. Vào dịp lễ tết mới biếu xén được bố mẹ chồng 1 ít. Vì điều này mà mỗi lần mẹ chồng cầm tiền nhưng đều không vui. Bà cũng nhìn dâu thứ bằng nửa con mắt và không bao giờ quan tâm đến.

Chẳng thế mà khi chị dâu và tôi đều có bầu gần thời điểm với nhau, biết tin dâu trưởng mang thai, mẹ chồng cứ sốt sắng lo lắng, mừng cho vợ chồng chị ra mặt. Gặp ai bà cũng khoe chị đang có tin vui sau 2 năm đám cưới. Bà còn mua đủ thứ cho chị tẩm bổ, nhắc đi khám thai định kỳ cẩn thận, nhắc làm các xét nghiệm này kia để phòng tránh thai nhi dị tật, đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh nhất.

Một tháng sau đó tôi có bầu, khi báo tin với bố mẹ chồng, họ chỉ ừ một câu và sau đó không một lời hỏi han mặc dù tôi sống ngay bên cạnh nhà. Con dâu muốn ăn gì tự mình mua hay nấu lấy. Công việc hàng ngày tôi vẫn đi làm như bình thường. Chưa bao giờ mẹ chồng hỏi han mang thai có mệt không, cháu bà phát triển thế nào.

Thấy mẹ chồng không quan tâm đến con dâu thứ, tôi học cách tự quan tâm lấy chính mình. Lâu dần tôi còn thấy bình thường, không có bất cứ vấn đề gì vì xác định, mình sinh con ra phải tự chăm con và bản thân, không bao giờ được trông chờ vào người khác.

Đến khi chị dâu sinh cũng vậy, mẹ chồng nghe tin chị nhập viện là chạy ngay đến viện thăm con cháu rồi ở đó suốt 5 ngày sau mổ đẻ chăm sóc. Khi chị dâu ở cữ, mẹ chồng sang nhà anh chị chăm cho 1,5 tháng đến khi chị hồi phục mới yên tâm về nhà. Thi thoảng bà vẫn gửi đồ ngon sang cho chị dâu tẩm bổ sau sinh.

Thế mà khi tôi đi đẻ, chồng gọi cho mẹ anh vào viện nhưng không thấy bóng dáng bà đâu. Thậm chí hôm tôi ôm con từ viện về, mẹ chồng còn không ở nhà mà đang mải đi chơi cùng hội người cao tuổi của thôn 3 ngày.

Sống ngay bên cạnh nhưng con dâu sinh cả tháng không thấy mẹ chồng vào thăm con thăm cháu. Khi có việc bà chỉ sang đứng ở sân hay phòng khách gọi vì bảo mệt, đang bị cúm trong người khó chịu.

Ngoài nhờ chồng phụ giúp một số việc, tôi thuê thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh nên vẫn thấy thoải mái và nhàn nhã. (Ảnh minh họa)

Ngoài nhờ chồng phụ giúp một số việc, tôi thuê thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh nên vẫn thấy thoải mái và nhàn nhã. (Ảnh minh họa)

Bị mẹ chồng đối xử lạnh nhạt như vậy nhưng tôi cũng thấy bình thường, không có gì khó chịu hay chạnh lòng. Bởi con mình mình thương và chăm hà cớ gì mong muốn người khác phải thương yêu. Hơn nữa tự chăm sóc khi ở cữ cũng là một trải nghiệm rất đáng nhớ.

Ngoài nhờ chồng phụ giúp một số việc, tôi thuê thêm dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh để 2 mẹ con được chăm từ vết khâu đến chế độ dinh dưỡng, thông tắc tia sữa, massage bé… nên những ngày ở cữ vẫn rất thoải mái, hồi phục sức khỏe nhanh các chị em ạ.

Mẹ bỉm tự ở cữ, tại sao không?

Thời gian sau sinh của sản phụ còn được gọi là “ở cữ” là quãng thời gian quan trọng quyết định việc phục hồi sức khỏe cho các mẹ, đặc biệt là đối với những sản phụ sinh con lần đầu hoặc sinh con khi đã cao tuổi.

Thời gian ở cữ thường kéo dài 30 ngày, đây là khoảng thời gian giúp các mẹ chóng bình phục, phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh hậu sản và các biến chứng về sức khỏe sau này.

Đối với trẻ sơ sinh, việc chăm sóc ban đầu rất quan trọng, đặc biệt là đối với sản phụ sinh con lần đầu còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc con. Theo các bác sĩ nhi khoa, massage cho trẻ sơ sinh là hình thức vận động thụ động, nếu bé được thực hiện thường xuyên mỗi ngày giúp kích thích hệ thần kinh và tuần hoàn, tăng cường hệ miễn dịch và ổn định nhịp thở cho trẻ sơ sinh.

Nhiều mẹ bỉm dù là lần sinh đầu tiên họ vẫn tự chăm sóc bản thân và em bé tại nhà mà chẳng cần nhờ tới bà nội, bà ngoại hỗ trợ vẫn không cảm thấy vất vả hay căng thẳng vì có chồng phụ giúp một số việc nhất định.

Ngoài tự chăm bản thân, các mẹ bỉm đã tìm kiếm và chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh để được chăm từ vết khâu đến chế độ dinh dưỡng, thông tắc tia sữa, tạo cảm giác tin tưởng, an toàn.

Vì thế với nhiều chị em, khái niệm “ở cữ” không còn là mẹ và bé nằm yên trên giường, mặc kín, ăn nóng, uống nóng, hơ nóng để giữ ấm cơ thể như trước, mà đây là khoảng thời gian quý báu để mẹ bồi bổ sức khỏe, lấy lại vóc dáng cũng như cho bé thích nghi nhanh hơn với môi trường bên ngoài.

Ngày chị dâu sinh mẹ chồng đến viện chăm sóc, lúc tôi đi đẻ cả tháng không thấy bà sang thăm - 3

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu