Từ khi vợ sinh em bé, tôi vui mừng phấn khởi, luôn cố gắng đi làm về sớm để giúp đỡ vợ việc nhà và chăm con.
Sau 10 năm chung sống, vợ chồng tôi cũng có 1 gia đình hạnh phúc với 2 con đủ nếp đủ tẻ. Con trai lớn năm nay 9 tuổi nhưng đã cao lớn hơn hẳn các bạn cùng trang lứa. Còn con gái mới tròn 1 tháng tuổi, thời điểm này vợ tôi đang ở cữ để hồi phục sức khỏe.
Tôi cao 1,67m còn vợ chỉ cao 1,50m nên cứ nghĩ 2 con sinh ra sẽ có chiều cao khiêm tốn. Thậm chí khi con trai còn nhỏ, con cứ còi cọc mãi không chịu lớn, vợ chồng tôi đều sốt ruột. Nhiều người thân 2 bên gia đình còn bảo:
“Bố mẹ toàn chích bông như kia thì sao con là đại bàng được, miễn là khỏe mạnh, có gì phải buồn rầu chứ”.
Con tuy mới 1 tháng tuổi nhưng các chỉ số đã bằng đứa trẻ 3 tháng. (Ảnh minh họa)
Ấy vậy mà 2 năm nay, con được đà lớn nhanh như thổi dù 2 vợ chồng chẳng tẩm bổ gì. Mới 9 tuổi con đã phát triển chiều cao gần bằng bố. Khi đi ra ngoài, chẳng ai nghĩ con là cậu bé học lớp 3. Hàng xóm và người thân trong nhà đều tiên đoán, con trai mai lớn phải cao ít nhất 1,8 đến 1,9m.
Ban đầu tôi rất mừng vì con sở hữu chiều cao vượt trội hệt như em trai mình khi cao tận 1,9m. Nhưng vì con phát triển chiều cao quá chênh lệch nên nhiều người xung quanh bắt đầu bàn tán vì sao con lại cao hơn bố mẹ quá nhiều. Ác ý hơn, nhiều người còn cho rằng, con không phải con trai đẻ của tôi mà giống con của em trai tôi nhiều hơn.
Lúc đầu tôi không chú ý đến những điều đó nhưng suốt mấy năm nay cứ nghe những thắc mắc tôi cũng hoài nghi ít nhiều. Nhưng tôi không dám manh động vì sợ phá nát gia đình chỉ bằng 1 tờ xét nghiệm ADN.
Tới vừa rồi, vợ tôi sinh con gái thứ 2. Tuy cả thai kỳ cô ấy không bồi bổ gì đặc biệt nhưng các chỉ số phát triển của thai nhi trong bụng vẫn vượt trội. Đi khám định kỳ lần nào, siêu âm đo chiều dài xương đùi, bác sĩ đều khẳng định thai nhi đang phát triển rất tốt và dự báo chiều cao sau này của con rất cao.
Lần nào đi siêu âm, vợ cũng khoe con mai này có chiều cao như hoa hậu khiến tôi vừa vui vừa rối bời. Ngay khi con sinh ra, cả phòng ai cũng ngạc nhiên khi con sơ sinh rất dài. Suốt 1 tháng vợ ở cữ vừa qua, ai đến thăm cũng khen.
Tò mò, vợ chồng mới giở thước đo chiều cao ra thì thấy con tuy mới 1 tháng tuổi nhưng các chỉ số đã bằng đứa trẻ 3 tháng.
Quá nghi ngờ khi con có chiều cao đột biến, tôi lên kế hoạch lén lấy mẫu tóc của em trai và 2 con mang tới trung tâm xét nghiệm ADN làm giám định huyết thống. Sau vài ngày chờ đợi có kết quả, kết quả xét nghiệm cho thấy 2 con đều là con ruột của tôi. 2 con và em trai tôi chỉ có quan hệ chú - cháu.
Ngay khi con sinh ra, cả phòng ai cũng ngạc nhiên khi con sơ sinh rất dài. (Ảnh minh họa)
Nhận được kết quả rõ ràng như vậy mà cá nhân tôi vẫn thấy băn khoăn và bối rối quá. Rõ là vợ tôi không ngoại tình nhưng sao 2 con sinh ra đều có chiều cao vượt trội hơn bố mẹ như vậy?
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
Thể trạng của trẻ sơ sinh phụ thuộc chủ yếu vào gen từ bố và mẹ, nếu bố mẹ thấp hay cao hay cân nặng ở mức nào thì tính trạng di truyền sẽ được thể hiện ở trẻ. Tuy nhiên sự phụ thuộc này là không hoàn toàn. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ có thể cao hơn bố mẹ nhờ sự “trợ giúp nhân tạo”. Gene của bố mẹ thực sự chỉ quyết định đến 70%, còn các yếu tố khác chiếm 30% ảnh hưởng tới chiều cao của con. Những yếu tố khác là gì:
Sinh non
Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể ít hơn cân nặng trẻ em mới sinh trung bình, và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ lớn hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.
Sức khỏe của mẹ bầu
Nếu mẹ không được chăm sóc tốt, không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, hoặc sử dụng ma túy, hút thuốc sẽ có khả năng khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá nhiều trong giai đoạn mang thai, khả năng trẻ sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn mức trung bình.
Giới tính
Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.
Nội tiết tố
Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Di truyền
Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ví dụ như các chứng bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hay hội chứng Noona sẽ làm thể trọng của trẻ khác với các trẻ em khác ở mức bình thường.
Các vấn đề sức khỏe
Nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính (như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thu chất dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại khiến cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức trung bình.
Thời gian ngủ
Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ, thời gian ngủ nhiều hơn sẽ làm gia tăng xác suất phát triển chiều cao của em bé.
Các loại thuốc và trẻ đang sử dụng
Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Loại sữa mà trẻ đang sử dụng
Trong năm đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức. Trong vài tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ thực sự lớn nhanh hơn, nhưng đến 3 tháng tuổi, sự phát triển này sẽ chững lại. Đến 2 tuổi, trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức thường có cân nặng tương đương nhau.