Khi nhìn thấy con trong bệnh viện, người chồng đã quỳ xuống đất, cầu xin vợ tha thứ.
Rất ít người sinh con sau 45 tuổi do cơ thể không còn được khỏe mạnh như trước, dễ gặp phải các biến chứng thai kỳ. Thế nhưng, chị Mai (48 tuổi, sống ở Trung Quốc) vẫn bất chấp tất cả để mang thai thêm lần nữa.
Theo QQ đưa tin, chị Mai đã có một đứa con gái 22 tuổi hiện đang đi du học. Chồng chị là dân kinh doanh, gia cảnh tương đối tốt nên chị có thể yên tâm tận hưởng cuộc sống ở độ tuổi này. Thế nhưng, vào năm ngoái, chị Mai lại tuyên bố với gia đình rằng chị đang lên kế hoạch để mang thai lần 2.
Chị Mai sau khi sinh con lần 2.
Khi nghe tin này, mọi người đều phản đối khuyên chị từ bỏ ý định vì mang thai và sinh con ở độ tuổi này rất vất vả, nguy hiểm. Thế nhưng, chị Mai vẫn kiên quyết mang thai bằng được và cuối cùng chị đã thành công.
Vào đầu năm nay, chị Mai đi khám thai lần đầu tiên và bác sĩ khuyên chị nên bỏ đứa bé, vì thể trạng của chị không phù hợp để mang thai, khả năng sảy thai rất cao. Tuy nhiên, chị Mai không nghe theo lời khuyên, thậm chí còn cầu xin bác sĩ giúp chị giữ lại đứa bé này. Trước thái độ kiên quyết của chị Mai, bác sĩ đành phải nhận lời.
Sau hơn 3 tháng mang thai, kết quả siêu âm cho thấy chị Mai đang mang thai đôi. Điều này khiến cả gia đình chị vừa mừng vừa lo, mừng là vì trong nhà chưa có ai từng sinh đôi, lo là không biết cơ thể chị Mai có chịu đựng được hay không.
Hai đứa con sinh đôi của chị Mai.
Quá trình mang thai của chị Mai rất vất vả, chị bị tăng huyết áp và đường huyết trong 5 tháng liền. Bên cạnh đó, mẹ chồng đã quá già để chăm sóc chị, trong khi chồng bận rộn với công việc ít khi về nhà. Vì vậy, chị đành phải thuê người chăm sóc cho mình.
Khi thai được hơn 7 tháng, các bác sĩ quyết định mổ bắt thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Quá trình phẫu thuật diễn ra không như mong đợi, chị Mai bị xuất huyết nghiêm trọng và phải mất hơn 10 tiếng bác sĩ mới cứu được 3 mẹ con khỏi cơn nguy kịch.
Khi chị Mai tỉnh dậy đã là ngày thứ 3 sau sinh. Nhìn thấy cặp sinh đôi chào đời an toàn, khỏe mạnh, bà mẹ già òa khóc nức nở, mọi người cũng tới chúc mừng chị mẹ tròn con vuông.
Chồng chị Mai quỳ gối cầu xin chị tha thứ.
Mãi tới sau này, chị Mai mới chia sẻ rằng chị kiên quyết muốn sinh con thứ 2 là vì chồng. Vốn dĩ sau khi sinh con gái đầu lòng, chị phải gánh vác cả gia đình, giúp chồng quản lý việc kinh doanh nên chị già đi nhanh chóng. Từ khi con gái đi du học cách đây 3 năm, chồng chị Mai ít về nhà hơn hẳn.
Trực giác của phụ nữ mách bảo, chồng chị Mai có nhân tình bên ngoài. Sau khi điều tra, chị xác nhận suy đoán của mình là đúng. Vì vậy, chị muốn sinh thêm con để níu kéo sự quan tâm và trái tim ông xã về lại bên mình, nhưng không ngờ rằng quyết định này lại suýt giết chết chị.
Vậy nhưng quyết định "liều mạng" của chị cũng thật sự có tác dụng. Khi đưa vợ đi đẻ, chứng kiến những đau đớn, nguy hiểm mà vợ phải đối mặt, chồng chị Mai đã cực kỳ ăn năn. Ngay khi bác sĩ bế hai đứa trẻ ra khỏi phòng sinh, nhìn mặt hai con giống mình y đúc, anh như chợt tỉnh ngộ và quỳ sụp xuống nói lời xin lỗi với vợ.
Tuy nhiên, các bác sĩ lại cho rằng hành động của bà mẹ 48 tuổi này là quá liều lĩnh và không khuyến khích những người phụ nữ khác làm theo.
Những rủi ro khó lường khi mang thai sau tuổi 40 Những nguy cơ cho thai phụ: Nguy cơ cho người mẹ là sẩy thai, băng huyết sau sinh, tiền sản giật, sản giật, nhau tiền đạo. Gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỉ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỉ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm. Người mẹ bị tiền sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Người mẹ có nguy cơ bị tổn thương gan, thận, chảy máu hay co giật khi chuyển dạ. Bệnh cũng khiến thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai bị chết lưu. Quá trình mang thai cũng dễ khiến các bệnh mãn tính đã mắc phải trước đó (nếu có) trở nên tăng nặng. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ mang thai sau 50 tuổi bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, miễn là bạn được chăm sóc tốt trong quá trình mang thai. Nguy cơ cho thai nhi: Không chỉ người mẹ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà thai nhi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Đối với việc thụ thai thông thường, nguy cơ bé sinh ra chậm phát triển trí tuệ và vận động cao (do mẹ càng lớn tuổi, các nhiễm sắc thể trong trứng dễ bị dính vào nhau, gây các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards…). |