Sau nhiều tháng lùng sục khắp các trang mạng trực tuyến để tìm người hiến tinh trùng, không ngờ rằng người phụ nữ này lại sinh ra 2 con mắc chứng tự kỷ.
Nhận tinh trùng hiến tặng và mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm là phương án có con được nhiều cặp đôi đồng giới nữ hay gặp vấn đề về sinh sản lựa chọn. Tuy nhiên, đôi khi việc nhận tinh trùng từ một người xa lạ có thể để lại hậu quả không ngờ như câu chuyện của bà mẹ người Mỹ dưới đây.
Danielle Rizzo gặp người bạn đời đồng giới của mình từ khi cô đang theo học tại trường cao đẳng cộng đồng. Khi đó, Rizzo là người ném bóng của đội còn nửa kia của cô là một trợ lý huấn luyện viên.
Tới tháng 6/2011, khi chính quyền bang Illinois (Mỹ) bắt đầu chấp nhận cho các cặp đôi đồng giới kết hôn, họ là người đầu tiên xếp hàng tại tòa án quận Kane. Lúc đó, Rizzo đã 27 tuổi và là một nhân viên kinh doanh làm việc tại ngân hàng JPMorgan Chase.
Vì muốn có con, Danielle Rizzo và người bạn đời đồng giới quyết định xin tinh trùng.
Vì muốn nhanh chóng xây dựng gia đình trọn vẹn nên cặp đôi quyết định xin tinh trùng để có con chung và Rizzo là người mang thai. Trong nhiều tháng, cặp đôi đã lùng sục khắp các trang mạng trực tuyến để tìm người hiến tinh trùng. Cuối cùng, cặp đôi quyết định chọn nhà tài trợ mang mã số H898 từ Phòng thí nghiệm Idant.
Theo hồ sơ, người này có tóc vàng, mắt xanh, có vẻ là người thông minh và thành đạt. Anh ta có bằng thạc sĩ và đang làm việc như một nhiếp ảnh gia y tế. Sở thích của anh ta là chạy đường dài, đọc sách và nghệ thuật.
"Quan trọng hơn cả, hồ sơ sức khoẻ của anh ta rất tốt", Rizzo nói. Theo hồ sơ, người đàn ông này đã được đánh giá là bình thường dựa trên hơn 100 câu hỏi y tế, trong đó có cả câu hỏi về sức khỏe tâm thần do các ngân hàng tinh trùng đưa ra, trừ duy nhất một câu (Ông nội của anh ta bị ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 85).
Không ngờ rằng, Rizzo lại sinh ra hai bé trai mắc chứng tự kỷ.
Cho nên, trong vài tháng sau đó, Rizzo đã mua vài lọ tinh trùng của H898 với hóa đơn lên tới 500 USD (hơn 11,5 triệu đồng). Con trai đầu lòng của Rizzo được thụ thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và chào đời vào tháng 9/2011. Năm đầu tiên của cuộc đời, cậu bé thật hạnh phúc, phát triển bình thường với các cột mốc như ngồi, bò, vẫy tay, nói xin chào và tạm biệt.
“Thằng bé là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian và chúng tôi muốn có thêm một đứa trẻ nữa”, Rizzo nói. Các bác sĩ sau đó chuyển một phôi thai khác vào tử cung của Rizzo và bé trai của họ chào đời sau đứa đầu tiên 14 tháng. Tuy nhiên, đó cũng là lúc Rizzo bắt đầu nhận thấy những hành vi bất thường ở cậu con trai đầu lòng.
Cụ thể, thằng bé không còn nhìn thẳng vào mắt mẹ, không đáp lời khi được gọi tên, không tương tác với những đứa trẻ khác. Khi chơi với đồ chơi, thằng bé sẽ xếp mọi thứ lại hoặc lật xe và chỉ quay bánh xe.
Rizzo sớm nhận thấy cô bị “ném” vào thế giới điên cuồng cuả việc nuôi dạy con cái theo nhu cầu đặc biệt.
Rizzo càng suy sụp hơn khi đứa con thứ 2 của cô bắt đầu có những hành vi tương tự khi lên 2 tuổi. Rizzo đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ can thiệp sớm của tiểu bang và một bác sĩ nhi khoa, và cả hai cậu bé đều được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Lúc này, Rizzo sớm nhận thấy cô bị “ném” vào thế giới điên cuồng của việc nuôi dạy con cái theo nhu cầu đặc biệt.
Cô và người bạn đời của mình lần lượt đưa 2 con đi trị liệu. Tuy nhiên, có vẻ như càng lớn, các cậu bé càng cần nhiều sự giúp đỡ hơn. Thay vì chỉ nghỉ một ngày, Rizzo bắt đầu phải nghỉ 2 ngày rồi 3 ngày.
“Chúng la hét, cấu véo, giật tóc và đấm đá nhau khi tôi đang lái xe”, Rizzo kể về những tháng ngày của mình bên 2 con mắc chứng tự kỷ.
Ban đầu, những đứa con của cô không có gì khác biệt, đều giống như những đứa trẻ khác.
Sau khi 3 bảo mẫu lần lượt nghỉ việc, Rizzo cũng phải xin nghỉ việc và cuộc hôn nhân của cô cũng đổ vỡ. Rizzo nhận được quyền nuôi con, nhưng với 2 đứa trẻ mẫu giáo có nhu cầu đặc biệt, Rizzo không đủ sức để gồng gánh tài chính. Người bạn đời cũ của cô tuy có gửi tiền trợ cấp nhưng số tiền đó hoàn toàn không đủ để cô trả tiền thế chấp căn nhà.
Cuối cùng, ngôi nhà của Rizzo bị tịch thu. Tới tháng 7/2018, Rizzo cùng 2 cậu con trai chuyển tới sống trong tầng hầm của cha mẹ cô.
Trước đó, trong năm 2016, khi đang nghiên cứu liệu pháp điều trị cho con, Rizzo bất ngờ phát hiện ra một sự thật động trời. Thì ra các con của cô chỉ là một phần trong số ít nhất 10 đứa trẻ ở rải rác khắp các quốc gia Mỹ, Canada và châu Âu, được thụ thai từ tinh trùng của cùng một người hiến.
Nhiều trẻ bị chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), mắc chứng khó đọc, rối loạn cảm xúc, động kinh, các khuyết tật về phát triển và học tập. Hiện tượng này được cho là chưa từng có và thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về di truyền bệnh tự kỷ.
Dù có thể nào đi chăng nữa, Rizzo vẫn rất yêu các con.
Về phía chị Rizzo, chị cũng nhanh chóng lục lại hồ sơ của nhà tài trợ H898 và phát hiện thấy tinh trùng của anh ta được bán bởi ít nhất 4 công ty. Hơn nữa anh ta cũng không có bằng đại học và bị rối loạn tăng động giảm chú ý, không giống như những gì đã ghi trong hồ sơ.
Vì vậy, vào tháng 7/2017, Rizzo đã gửi đơn kiện người tài trợ H898 và công ty bán tinh trùng lên Quận Bắc Illinois. Ngày 14/3/2019, Rizzo đồng ý chấm dứt vụ kiện bằng cách nhận 250.000 USD (gần 5,8 tỷ đồng) tiền bồi thường từ công ty cung cấp tinh trùng.
Không biết sau này các con của chị Rizzo có phát triển tốt hơn hay không nhưng chị biết rõ rằng các con của chị đang rất đau khổ. Tuy nhiên, dù có thể nào đi chăng nữa, chị vẫn rất yêu các con, vẫn tìm thấy niềm vui trong những khoảnh khắc bình dị nhất khi bên các con.