Để sở hữu một body khỏe mạnh cùng với “vòng eo con kiến” mơ ước, nàng không nên bỏ qua những bài tập yoga giảm mỡ bụng đơn giản này.
Yoga là một môn thể thao không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà nó còn giúp rèn luyện sự dẻo dai, mang lại sự thoải mái tinh thần cho người tập. Tuy nhiên, một số chị em phụ nữ vẫn còn đang thắc mắc về hiệu quả làm giảm mỡ bụng của yoga. Thực tế, tập yoga là một phương pháp giúp đào thải mỡ vùng bụng khá tốt với nhiều bài tập từ đơn giản đến phức tạp khác nhau. Tham khảo bài viết này sẽ giúp nàng biết thêm nhiều bài tập yoga giảm mỡ bụng siêu hiệu quả tại nhà.
Bài tập yoga giảm mỡ bụng tại nhà
Bài tập yoga giảm mỡ bụng siêu nhanh
Đối với những bài tập yoga giảm mỡ bụng siêu nhanh, đòi hỏi nàng phải tiêu tốn nhiều sức lực và năng lượng, từ đó, làm nóng cơ thể, loại bỏ mỡ thừa nhanh chóng.
1. Tư thế thuyền nhỏ:
- Bước 1: Nằm ngửa xuống thảm, hai chân duỗi thẳng, hai tay đặt xuôi.
- Bước 2: Co gối từ từ, gập vào bụng, hai tay ôm lấy đầu gối và để đùi áp sát bụng.
- Bước 3: Giữ tư thế này khoảng 30 - 60 giây kết hợp với hít thở sâu.
- Bước 4: Duỗi chân ra, nằm thẳng như lúc đầu và sau đó lặp lại các động tác trên 5 - 10 lần.
Động tác này giúp cơ bụng được hoạt động liên tục, góp phần đánh tan lượng mỡ thừa và điều hoà axit trong dạ dày, giúp cải thiện trao đổi chất.
2. Tư thế rắn hổ mang
- Bước 1: Nằm sấp xuống thảm, hai chân duỗi thẳng, cằm chạm mặt thảm.
- Bước 2: Hít sâu, sau đó nâng ngực lên từ từ, uốn cong người về phía sau, các ngón chân ấn xuống mặt sàn.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong 10 - 20 giây.
- Bước 4: Thở ra, hạ cơ thể từ từ về vị trí ban đầu và lặp lại các bước khoảng 5 - 15 lần.
Động tác rắn hổ mang giúp tăng sức mạnh cơ bụng, khung xương được dẻo dai.
3. Tư thế plank
- Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, hai tay tạo góc vuông 90 độ so với mặt sàn, hai đầu gối chạm sàn.
- Bước 2: Nâng đầu gối và toàn bộ phần cơ thể lên từ từ.
- Bước 3: Siết chặt cơ bụng, cơ đùi cơ mông, đồng thời, gáy, mông, bắp chân tạo thành 1 đường thẳng.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 - 30 rồi đưa về vị trí ban đầu, tiếp tục lặp lại khoảng 5 lần.
Bên cạnh vùng bụng, động tác plank còn giúp siết cơ các vùng tay, vai, đùi.
Bài tập yoga giảm mỡ bụng sau sinh
Khi mang thai, trọng lượng cơ thể của nàng tăng lên khá nhiều, vì vậy, thời gian vàng để lấy lại vóc dáng, giảm mỡ bụng là sau khi sinh. Tuy nhiên, khi vừa trải qua quá trình sinh nở đầy khó khăn, các nàng không thể vận động mạnh, vì vậy, yoga là một sự lựa chọn phù hợp để loại bỏ mỡ bụng mà các nàng nên áp dụng. Dưới đây là 5 động tác yoga mà các mẹ bỉm sữa có tham khảo:
Động tác plank còn giúp giảm đau lưng, đau cơ và xương khớp.
Động tác con thuyền làm giảm mỡ bụng, săn chắc vùng đùi, cánh tay.
Động tác mỹ nhân ngư là động tác lý tưởng để giảm mỡ bụng.
Ngồi cúi gập người ra trước, các nàng nên thực hiện động tác này trên 10 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện từ 10 - 15 lần với động tác nâng hông.
Bài tập yoga giảm mỡ bụng dưới
Bài tập yoga giảm mỡ bụng dưới cho nữ
Giảm mỡ bụng đã khó, mỡ bụng dưới càng khó hơn. Những bài tập yoga giảm bụng dưới đòi hỏi nàng phải thật dẻo dai, kiên trì, nhẫn nại, tác động một lực vừa đủ để làm nóng cơ thể, đốt cháy mỡ thừa vùng bụng dưới.
1. Tư thế châu chấu:
- Bước 1: Nằm úp xuống thảm, hai tay thả lỏng, cằm và trán chạm xuống mặt thảm.
- Bước 2: Nâng cơ thể lên khỏi mặt tấm thảm, chỉ có phần bụng là tiếp xúc với mặt thảm.
- Bước 3: Giữ thật thẳng chân và giữ dáng này khoảng 1 phút, sau đó, từ từ thả lỏng cơ thể về vị trí ban đầu.
Tư thế này cũng có tác dụng tốt cho cột sống.
2. Tư thế lạc đà
- Bước 1: Khuỵu gối và uốn cong thân về phía sau theo hình vòng cung, cánh tay đưa ra phía sau đỡ cơ thể trên mu bàn chân.
- Bước 2: Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi hít vào, thở ra, sau đó, thực hiện lại tư thế này 6 lần.
Tư thế lạc đà.
3. Tư thế chiến binh đảo ngược
- Bước 1: Đứng thẳng và đưa chân phải về phía trước, rồi hạ đầu gối xuống sao cho đùi song song với sàn nhà.
- Bước 2: Chân trái phía sau duỗi thẳng, bàn chân xoay một góc chếch khoảng 30 độ so với thân người.
- Bước 3: Xoay hông sang trái cùng với nâng hai cánh tay duỗi thẳng hết cỡ và song song với sàn nhà.
- Bước 4: Vòng tay phải lên trần nhà, trong khi đó, tay trái đưa xuống đặt nhẹ vào mặt sau của đùi trái, mắt hướng theo tay phải. Giữ trong 5 giây rồi thở và đổi bên.
Tư thế chiến binh đảo ngược tăng cường sức mạnh cho đôi chân.
4. Tư thế tấm ván
- Bước 1: Nằm sấp lên thảm, nâng dần dần cơ thể bằng cách gập khuỷu tay lại một góc 90 độ và chống lên sàn, nâng chân lên và dùng những ngón chân để bám sàn.
- Bước 2: Ổn định tư thế, giữ khoảng 20 - 30 giây rồi thở và trở về tư thế ban đầu.
Khi thực hiện tư thế tấm ván, nàng nên chú ý nhịp thở đều đặn.