Bé lớp 5 viết văn tả bố bị chấm 3 điểm, đọc dòng cuối bài văn ai nấy ngã ngửa

Kiều Trang - Ngày 17/10/2024 10:00 AM (GMT+7)

Nếu ông bố đọc được bài văn con tả mình thì chắc chắn sẽ rất sốc.

Những bài văn của học sinh tiểu học luôn mang đến cho người lớn những phút giây thú vị và bất ngờ. Chính sự hồn nhiên và chân thật trong từng câu chữ đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho những tác phẩm này. Trẻ em, với tâm hồn trong sáng, không biết nói dối, nên mỗi bài viết đều phản ánh một cách chân thực nhất những suy nghĩ và cảm xúc của các bé. Bài văn miêu tả của một học sinh lớp 5 dưới đây chính là một minh chứng sống động.

Theo đó, khi được cô giáo giao đề tài “viết về bố của em”, nhóc tỳ tiểu học đã vận dụng toàn bộ sự hiểu biết của mình về bố, qua những sự quan sát, tương tác hàng ngày ở nhà và hoàn thành bài làm một cách suôn sẻ. Văn chương lai láng đến mức nhìn qua số lượng từ là nhiều người cũng đoán được, có lẽ cậu bé đã dành cho bố mình một tình yêu thương đặc biệt.

Nhưng nào ngờ đọc xong thành phẩm của học sinh, cô giáo đã thẳng tay cho 3 điểm, kèm với đó là lời phê bình gây chú ý “xem lại cách dùng từ cho phù hợp”. Quả thực, bài văn của nhóc tỳ lớp 5 này sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người không khỏi “xót xa” cho ông bố, cứ ngỡ con nói tốt về mình ai ngờ bản thân lại bị con “vạch áo cho người xem lưng”.

Bé lớp 5 viết văn tả bố bị chấm 3 điểm, đọc dòng cuối bài văn ai nấy ngã ngửa - 1

Đây rõ ràng không phải bài văn cảm động, sướt mướt tình cảm cha con như nhiều người mong đợi mà hoá ra lại giống một bài “bóc phốt” tật xấu của bố. Nguyên văn bài viết này như sau: "Nhà em có nuôi ông một ông bố. Hằng ngày, bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên, còn  bảo đợi bố tí. Lúc ăn cơm xong, cả gia đình cùng dọn, bố chẳng dọn rồi lấy điện thoại chơi game. Em bé thế còn phải đút xoài cho bố. Từ nay em không làm ôsin nữa. Em rất yêu bố vừa vừa chứ không yêu lắm".

Tuy đúng như cô giáo nhận xét, cách dùng từ của bé tiểu học có phần còn ngây thơ, thế nhưng ai nấy cũng phải thừa nhận một điều, bài văn tả bố hoàn toàn được viết dựa trên tính chân thật, không có chút bịa đặt hay nói dối mà rõ ràng là học sinh ở nhà đã quan sát mọi “nhất cử nhất động” của bố, bố thế nào thì con miêu tả đúng như thế.

Chưa biết thực hư ra sao, nhưng có nhiều người dành lời khen cho chủ nhân của bài văn này, bên cạnh đó cũng có một số phụ huynh bày tỏ sự lo lắng vì qua những gì bé lớp 5 viết về bố thì ông bố có vẽ chưa phải là một hình mẫu hoàn hảo để con học tập và noi theo. Chính vì thế, các bậc bố mẹ hy vọng ông bố sẽ đọc được bài văn này của con, từ đó chỉnh mình để làm gương tốt cho đứa trẻ về sau.

Như đã nói, bố mẹ là người gần gũi với trẻ nhất nên đừng mang tư tưởng con còn nhỏ không biết gì, vì trẻ nhỏ có sự quan sát, bắt chước rất nhanh nhạy những lời nói hay hành động của người lớn. Đó là lý do mà khi ở cạnh con, bố mẹ cần xây dựng một hình tượng chuẩn mực nhất có thể.

Hành vi của bố mẹ hàng ngày ảnh hưởng đến con ra sao?

1. Mô hình hành vi

Trẻ em thường học hỏi qua việc quan sát. Nếu bố mẹ thể hiện hành vi tích cực như sự kiên nhẫn, tôn trọng và giao tiếp cởi mở, trẻ sẽ có xu hướng tiếp thu và áp dụng những phẩm chất này trong cuộc sống. Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên thể hiện hành vi tiêu cực như la mắng hay chỉ trích, trẻ có thể học được những cách ứng xử không lành mạnh.

2. Tâm lý và cảm xúc

Hành vi của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ. Một môi trường gia đình đầy yêu thương và hỗ trợ giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin, trong khi một môi trường căng thẳng có thể dẫn đến lo âu và thiếu tự tin.

3. Giá trị và nguyên tắc

Những giá trị mà bố mẹ truyền đạt qua hành vi hàng ngày sẽ hình thành nên cách nhìn nhận của trẻ về thế giới. Ví dụ, nếu cha mẹ thường xuyên tham gia các hoạt động vì cộng đồng, trẻ sẽ học được tầm quan trọng của lòng nhân ái và sự chia sẻ.

4. Kỹ năng giao tiếp

Cách bố mẹ giao tiếp với nhau và với con cái cũng ảnh hưởng lớn đến kỹ năng giao tiếp của trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ cảm xúc, trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn, đồng thời học được cách quản lý cảm xúc của mình.

5. Thói quen và lối sống

Hành vi hàng ngày của bố mẹ liên quan đến thói quen sinh hoạt như ăn uống, luyện tập thể dục, hay quản lý thời gian cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em có xu hướng bắt chước thói quen của cha mẹ, vì vậy một lối sống lành mạnh sẽ khuyến khích trẻ phát triển những thói quen tốt.

Tóm lại, hành vi của bố mẹ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ mà còn định hình những thói quen và giá trị sống của chúng. Do đó, việc tạo ra một môi trường tích cực và lành mạnh trong gia đình là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện và trưởng thành.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ nghĩnh trẻ thơ