Con trai bị chỉ trích vì chụp ảnh cùng nữ sinh ở hồ bơi, nữ ca sĩ gốc Đài tuyên bố gây tranh cãi.
Mới đây, MXH Trung Quốc xôn xao khi Harry - con trai của nữ ca sĩ, diễn viên gốc Đài Loan Yi Nengjing, chụp ảnh cùng nhiều bạn nữ diện đồ gợi cảm ở hồ bơi. Nhiều cư dân mạng thẳng thừng bình luận khiếm nhã, cho rằng hành động này của cậu bé là vô cùng phản cảm, ảnh hưởng tiêu cực tới các bạn học khác.
Trước đó, Harry cũng nhiều lần bị công kích vì phong cách ăn mặc sang chảnh, lòe loẹt, thường giả gái… Đứng trước mũi rào dư luận, Yi Nengjing bị netizen nặng lời, cho rằng cô không thể dạy dỗ một cậu con trai nên người, làm xấu mặt bố mẹ.
Những hình ảnh của Harry nhận gạch đá trên MXH.
Không thể im lặng, Yi Nengjing đã lên tiếng về hành động này của con trai. Đáng nói, những chia sẻ của cô dưới góc độ một người mẹ đang cố gắng để làm bạn và thấu hiểu con trai mình khiến nhiều người không khỏi xúc động. Yi Nengjing cho biết vào thời điểm đó, Harry đã lo lắng về việc ảnh hưởng đến sự nghiệp của bố mẹ dù đã được mẹ liên tục trấn an. Yi Nengjing đã nói với con trai rằng hành động này không những không ảnh hưởng đến hình ảnh của bố và mẹ mà còn cho nhiều người biết rằng con cần có sự tự do và tôn trọng từ mọi người để được là chính mình.
Yi Nengjing cho biết, phương pháp giáo dục con cái hoàn mỹ nhất đối với cô chính là luôn ủng hộ con cái làm điều chúng muốn, dành cho con cái của họ không gian riêng tư là để chúng học cách trở thành chính mình. Và sống để làm hài lòng người khác là một cuộc sống rất mệt mỏi. Ai cũng có quyền lựa chọn trở thành chính mình, và ai cũng nên là chính mình. Dù là trẻ con hay người lớn, chúng ta đều hằng ngày phải sống mà dò xét ánh mắt của những người xung quanh: Lao vào tìm kiếm một công việc không thích vì sĩ diện, không ly hôn vì con cái, sự phán xét của xã hội,...
Yi Nengjing cho biết cô đứng về phía con trai trong sự việc này.
Vậy làm một người mẹ, có nên ủng hộ con cái 100% điều chúng muốn làm kể cả khi việc đó sẽ đi ngược lại với số đông?
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ hãy học cách tôn trọng con cái, hãy để trẻ tự khám phá bản thân mình để hiểu được mình thích gì, giỏi gì và muốn gì? Điều này giúp trẻ lớn lên sẽ có được cá tính của riêng mình, không bị ảnh hưởng bởi thế giới xung quanh mà khép mình, trầm mặc hơn.
Trong xã hội đòi hỏi con người phải có những mối quan hệ lành mạnh giữa các cá nhân và khả năng hợp tác với người khác, tất nhiên không thoát khỏi việc bị đánh giá bởi người khác và bản thân chúng ta cũng phải đánh giá nhiều người. Là một cá nhân trưởng thành, ngoài việc hiểu rõ về năng lực của bản thân, chúng ta cũng nên nhận ra rằng những đánh giá của người khác chưa chắc đã khách quan, đúng đắn.
Con trai Harry được Yi Nengjing ủng hộ trở thành chính mình.
Trong cuốn sách "Can đảm để bị chán ghét", tác giả đã chỉ ra rằng "chúng ta không sống để đáp ứng kỳ vọng nhìn thấy của người khác. Nếu chúng ta mù quáng tìm kiếm sự tán thành của người khác và quan tâm đến đánh giá của người khác, chúng ta cuối cùng sẽ sống trong cuộc sống của người khác.” Do đó, đừng vì sợ hãi mình khác biệt, mình sẽ bị số đông phản đối mà không dám làm điều mình muốn làm, bỏ qua cá tính và con người thật của bản thân.
Trẻ cần được người lớn ủng hộ để tìm hiểu bản thân mình.
Đặc biệt với trẻ nhỏ, nếu đến cả cha mẹ, những người thân yêu nhất cũng phản đối chúng, vậy thì những việc lớn hơn sao có thể dám làm? Trẻ cần được người lớn ủng hộ để tìm hiểu bản thân mình. Trẻ cũng cần học cách chấp nhận sự không hoàn hảo, những khuyết điểm và cả những người không thích mình.
Thời thơ ấu, trẻ chưa có đủ nhận thức về bản thân, hầu hết mọi nhận thức về bản thân đều bắt nguồn từ sự đánh giá của thế giới bên ngoài, trong đó đánh giá của cha mẹ là quan trọng nhất đối với trẻ. Nếu cha mẹ đánh giá tính độc lập của trẻ, trẻ sẽ trở nên độc lập. Khi cha mẹ đánh giá con cái của họ là nghịch ngợm, những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm.
Hãy tôn trọng trẻ như những người lớn, đừng để con có những ám ảnh tâm lý về sau.
Vì vậy, cha mẹ phải đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá của chính mình đối với con cái. Cố gắng đưa ra những đánh giá đúng đắn và tích cực và tránh những đánh giá tiêu cực. Tất nhiên, có những điều trẻ muốn làm không nằm trong phạm vi cho phép, và cha mẹ cũng không thể ủng hộ trẻ tất cả mọi việc dẫn đến việc trẻ sẽ “tự tung, tự tác”. .
Dưới đây là 4 gạch đầu dòng cha mẹ cần nhớ, để tránh làm con bị tổn thương:
Thứ nhất, hãy tôn trọng trẻ như một người lớn
Ngay từ khi còn bé, trẻ đã là một cá thể độc lập, không phải là ‘phụ kiện đính kèm’ của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ có thói quen kiểm soát con cái, không quan tâm đến ý kiến của con cái và luôn dàn xếp cuộc sống của con theo định hướng mà chúng ta mong muốn. Kết quả là trẻ em kém cỏi và phụ thuộc vào cha mẹ, và chúng không còn bản sắc riêng, cá tính riêng của chính mình.
Thứ hai, cha mẹ nên làm gương cho trẻ
Dù có hàng trăm ngàn lời nói cũng không sánh được bằng việc cha mẹ muốn con có những đức tính gì thì trước hết phải làm gương, để con cái học hỏi. Nhiều bậc cha mẹ sống trong ánh mắt của người khác, không dám bày tỏ ý kiến của mình, không dám theo đuổi ước mơ và đánh giá thấp bản thân khiến những đứa trẻ cũng “bắt chước”, trở nên sợ hãi khi làm bất cứ việc gì và luôn dò xét thái độ của bạn bè, những người xung quanh kể cả khi đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ hãy làm gương cho con, đừng chỉ nói suông.
Ba, hãy dạy trẻ tôn trọng người khác và mọi thứ
Ngoài việc tôn trọng bản thân mình và những người lớn hơn, quan điểm của cha mẹ về việc phải tôn trọng mọi điều trong cuộc sống này cũng sẽ có tác động đến giá trị nhân sinh quan của trẻ. Dạy trẻ cách tôn trọng mọi thứ xung quanh trong xã hội, miễn đó là điều gì đó không vi phạm pháp luật và đạo đức, và dành sự tôn trọng đầy đủ thay vì đưa ra những phán xét bất công, trẻ sẽ hình thành được một hệ thống quy tắc đạo đức để noi theo.
Thứ tư, tạo cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất
Chắc hẳn ai cũng biết câu chuyện nổi tiếng về mẹ của triết gia Mạnh Tử 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất. Trẻ lớn lên từ việc quan sát những điều diễn ra xung quanh mình và cha mẹ nên cố gắng hết sức để tạo ra một môi trường tốt nhất cho con mình. Không chỉ riêng gì môi trường giáo dục, ngay cả việc cha mẹ tiếp xúc với con cái theo cách thức như thế nào chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm sinh lý của con cái.