Mẹ giục con ăn cơm nhanh, học bài nhanh, gọi dậy sớm đều là ích kỷ?

Ngày 29/04/2018 15:15 PM (GMT+7)

Khi bố mẹ giục con cũng đồng nghĩa với việc ép chúng phải làm theo mọi thói quen và quy luật và mong muốn thực hiện một việc nào đó của chính bản thân mình.

Nếu một đứa trẻ được phát triển thuận theo tự nhiên theo đúng bản năng vốn có của chúng thì khi lớn lên chỉ số cảm xúc (EQ) của con sẽ rất cao. Thế nhưng, rất tiếc là những quy luật phát triển tự nhiên của con đã bị đảo lộn bởi chính các bậc phụ huynh.

Khiến con lề mề đều là do bản thân bố mẹ

Ví dụ minh họa là câu chuyện thật tôi được chứng kiến cách đây không lâu.

Một bà mẹ đang đứng quát tháo. Đằng sau cô ấy là một bé trai chừng 2, 3 tuổi đeo một chiếc ba lô dễ thương. Tất nhiên là lúc đó cậu bé đang đứng cúi mặt xuống, nét mặt ủ rũ, ỉu xìu không nói năng gì. Bà mẹ chẳng để ý gì đến những người xung quanh tiếp tục mắng cậu bé: “7 giờ mẹ gọi con, nhùng nhằng đến 8 giờ con mới dậy, 8 rưỡi vệ sinh cá nhân xong lúc đó thì không kịp ăn sáng nữa rồi, giờ thì muộn nửa tiếng rồi. Mẹ mặc kệ con, con tự đi mà giải thích với cô giáo lý do vì sao mà con đi học muộn, có phải là do mẹ không đánh thức con không? Hay là do tự con lề mề?”

Mẹ giục con ăn cơm nhanh, học bài nhanh, gọi dậy sớm đều là ích kỷ? - 1

Mặc dù cảm thấy rất thương cậu bé, nhưng tôi hiểu được cảm giác và tâm trạng của bà mẹ ấy. Tôi có một đứa cháu cũng mới hai tuổi, mỗi bữa cơm như một trận chiến. Đứa trẻ ngậm cơm trong mồm không chịu nhai, không chịu nuốt, lại hay thích làm trò; có lúc thì vừa ăn nó vừa chạy khắp nhà. Một bát cơm nhỏ ăn cả tiếng đồng hồ không xong.

Những biểu hiện “lề mề” của trẻ được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi: khi ngủ dậy, khi ăn cơm, khi làm bài tập về nhà, ai ai làm mẹ cũng kêu "Bực!"

Mẹ giục con ăn cơm nhanh, học bài nhanh, gọi dậy sớm đều là ích kỷ

Tôi suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này, khi bố mẹ giục con cũng đồng nghĩa với việc ép chúng phải làm theo mọi thói quen và quy luật và mong muốn thực hiện một việc nào đó của chính bản thân mình:

Việc mẹ đánh thức con dạy mỗi ngày là để kịp giờ bạn đi làm

Việc mẹ thúc giục con ăn cơm là để mẹ có thể nhanh chóng dọn dẹp và rửa bát.

Việc mẹ đôn đốc, thúc giục con làm bài tập là để mẹ nhanh chóng có thời gian hoàn thành công việc của mình…

Mẹ giục con ăn cơm nhanh, học bài nhanh, gọi dậy sớm đều là ích kỷ? - 2

Không biết các bậc phụ huynh có để ý hay không: Khi chúng ta không ngừng nhắc nhở con em của mình “nhanh, nhanh, nhanh”, ta đã áp đặt tiết tấu sống của người lớn vào con.

"Lề mề" là bản tính của con trẻ

Có cách nào khiến bọn trẻ con không lề mề? Rất tiếc câu trả lời lại là “không bao giờ”, bất kể trẻ ở độ tuổi nào cũng “lề mề” vì đây là bản tính của con trẻ.

Khi chúng ta còn nhỏ, chắc chắn ai cũng từng bị bố mẹ mắng vì tội lề mề. Nhưng mấy ai sửa được? Các nhà khoa học và bác sỹ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, trẻ con phát triển hoàn toàn theo bản năng và theo những quy luật hoàn toàn tự nhiên, cụ thể như sau:

- Trẻ dưới 2 tuổi hoàn toàn không có khái niệm về thời gian, sống không có kí ức, vô lo vô nghĩ. Khi đến hai tuổi rưỡi, trẻ bắt đầu có những nhận thức về khái niệm “trước, sau” trong thời gian.

- Trong giai đoạn hai tuổi rưỡi đến ba tuổi, khái niệm về thời gian của trẻ phát triển khá nhanh, trẻ bắt đầu phân biệt được “quá khứ” và “tương lai”.

- Khi lên 4, trẻ đã bắt đầu biết liệt kê những việc mình làm trên lớp, còn khả năng tường thuật cụ thể những diễn biến của các sự việc thì phải đến khi trẻ năm tuổi mới làm được.

- Khi trẻ lên 6 thì trẻ lại càng tiến bộ hơn, bắt đầu thích nghe ông bà kể chuyện ngày xưa, thế nhưng chỉ tiếp diễn không quá 30 phút, vì sau 20 phút nghe chuyện trẻ đã không còn hứng thú và đã mất tập trung.

- Năm lên 7 tuổi, trẻ đã có thể phân biệt rất rõ những khái niệm về thời gian, cũng chính là lúc chúng “lề mề” nhất, trong tiềm thức của chúng thực sự vẫn chưa chấp nhận được việc phải làm một việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.

Chính vì vậy, “lề mề” là một giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên bị đôn đốc, thúc giục sẽ hình thành 2 kiểu tính cách cực đoan: hoặc ỷ lại, hoặc chống đối.

Sự lề mề của trẻ không ảnh hưởng tới việc đánh giá sự thông minh và học lực của trẻ. “Chậm” đôi khi lại là phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề, “chậm nhưng chắc”.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả

2018 rồi, cha mẹ nên ngừng 5 phương pháp nuôi dạy con đã lỗi thời này
Không phải tất cả các phương thức nuôi dạy con cái được truyền lại đều đúng. Dưới đây là một số điều cha mẹ thường xuyên làm với con nhưng có thể đã...
Mai Linh (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời