Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Linh San - Ngày 07/06/2022 17:03 PM (GMT+7)

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì và không nên ăn gì là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhẹ gây ra các nốt lở loét trên bàn tay và bàn chân của trẻ, cộng với các vết loét trong miệng. Không liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng, ảnh hưởng đến gia súc .

Căn bệnh này có thể khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, nhưng nó thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong một tuần đến 10 ngày. Tay chân miệng thường do vi rút gây ra và bệnh này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ, tốc độ lây lan khá nhanh chóng.

Khi bệnh chân tay miệng thể nhẹ (độ 1), trẻ có thể điều trị tại nhà nhưng cần được đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì cho nhanh khỏi? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Các loại thức ăn mềm và lỏng, dễ tiêu hóa

Trẻ bị chân tay miệng nên ăn các loại thực phẩm như cháo hoặc súp để giúp hấp thụ cũng như dễ dàng tiêu hóa hơn, không bị đau rát trong miệng. Ngoài ra, để đảm bảo bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất nhất, mẹ có thể kết hợp cùng nhiều loại rau củ quả khác nhau như cháo sườn nấu đậu, cháo tôm cà rốt, cháo lươn đậu xanh, cháo trứng...kết hợp cùng bí đỏ, khoai tây, cà rốt hoặc nước rau củ...giúp cung cấp calo, protein, khoáng chất, vitamin.

Đặc biệt, những món ăn từ trứng thường khá mềm, trẻ dễ nhai, dễ nuốt. Đồng thời, trẻ cũng nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng từ các loại thực phẩm này như vitamin và khoáng chất, sắt.

Khi bị tay chân miệng, trẻ nên được ăn thực phẩm dễ tiêu. (Ảnh minh họa)

Khi bị tay chân miệng, trẻ nên được ăn thực phẩm dễ tiêu. (Ảnh minh họa)

Không nên ép bé ăn nhiều cùng lúc sẽ dễ khiến bé bị sợ hãi, nôn trớ. Nên cho trẻ ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ dễ ăn, hấp thu tốt hơn. Những bữa ăn nên cách nhau khoảng 3 giờ.

Bổ sung thực phẩm thanh mát và điều hòa cơ thể

Do khi bị bệnh cơ thể trẻ thường cảm giác bị nóng trong người. Do vậy, mẹ có thể kết hợp bột sắn dây trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để giúp làm dịu mát cơ thể hoặc cho trẻ ăn nhiều hoa quả có vị ngọt, mềm như đu đủ, chuối, hồng xiêm...để giúp giảm bớt các vết loét trong khoang miệng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và điều trị bệnh chân tay miệng.

Bổ sung nhiều nước cho trẻ

Để giúp làm giảm đau các vết loét, dịu họng, bên cạnh việc cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm 3-4 lần/ngày, phụ huynh cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước hơn. Một số loại nước tốt cho trẻ như nước trái cây, nước lọc, sữa hoặc nước dừa tươi...

Đặc biệt nước dừa tươi rất tốt do nó chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất oxy hóa, chất điện giải. Bổ sung nhiều nước cho trẻ bị tay chân miệng có thể giúp giảm đau miệng và giữ cho cơ thể đủ nước.

Cho trẻ ăn kem, uống đồ lạnh như sữa hoặc nước đá

Những loại thực phẩm này có thể giúp làm xoa dịu cơn đau của những vết loét xung quanh miệng. Bên cạnh đó, thức uống lạnh khi đi vào cơ thể sẽ giúp trẻ cảm thấy giải nhiệt, mát mẻ trong người hơn.

Kem là thực phẩm khá hữu ích cho trẻ bị tay chân miệng. (Ảnh minh họa)

Kem là thực phẩm khá hữu ích cho trẻ bị tay chân miệng. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị tay chân miệng không nên ăn gì?

Ngoài chế độ dinh dưỡng từ thực phẩm mà bé nên ăn, phụ huynh cũng cần phải kiêng các loại đồ ăn cho bé như:

Các loại thực phẩm và đồ ăn cay nóng, cứng và rắn

Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ xuất hiện những vết loét trong cổ họng và khoang miệng. Nếu như những loại thức ăn bị cay nóng hoặc cứng, quá mặn sẽ khiến cho các vết loét bị kích ứng nặng, làm cho bé bị đau rát, khó chịu, thậm chí khó lành hơn.

Các loại thực phẩm giàu arginine

Arginine là một trong các loại axit amin có thể khiến virus sản sinh nhiều hơn, nếu bé ăn những loại thực phẩm có chứa chất này có thể sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn. Do vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều arginine như đậu phộng, nho khô, socola, các loại hạt…

Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Trẻ em nên tránh ăn nhiều thịt cùng các loại thực phẩm giàu chất béo khác như bơ, phô mai vì sẽ khiến cho da tiết nhiều dầu, khiến tình trạng bị phát ban trầm trọng hơn.

Phụ huynh cần lưu ý, khi cho trẻ ăn cần phải dùng thìa mềm, sau bữa ăn phải súc miệng bằng nước ấm và vệ sinh vật dụng cá nhân hàng ngày của trẻ như bát ăn cơm, cốc nước, bình sữa, thìa đũa...bằng nước sôi hoặc luộc sôi, việc sử dụng là riêng biệt.

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì?
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em khá đa dạng và dễ nhận biết. Vào giai đoạn mùa hè-thu là thời điểm mà bệnh chân tay miệng ở trẻ em có dấu hiệu...

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp