Khi nghe câu đầu tiên bài phát biểu của ông John Roberts, tất cả các em học sinh có mặt tại đó đều ngỡ ngàng, ngẩng lên nhìn vị phụ huynh đặc biệt này.
Cha mẹ nào cũng mong muốn đem đến điều tốt nhất cho con của mình, mong chúng được khỏe mạnh, hạnh phúc và đạt được mơ ước. Thế nhưng, câu chuyện dưới đây kể về một người cha lại mong muốn sự khốn khổ và bất hạnh cho con trai của mình vào một ngày ý nghĩa: Ngày tốt nghiệp của con trai.
Quan điểm của người cha này đã gây ra những tranh cãi nhưng bài học quý giá được "cất giấu" trong bài phát biểu của ông đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người.
Vậy rốt cuộc, ông là ai?
Người cha ấy có tên là John Roberts, ông là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Roberts nhậm chức vào năm 2005 sau cái chết của Chánh án William Rehnquist. Ông được đề cử bởi Tổng thống George W. Bush.
Chán án Hoa Kỳ John Roberts
Theo đó, Roberts được mời phát biểu tốt nghiệp tại trường Cardigan Mountain ở New Hampshire nhưng không phải trong vai trò là chánh án mà chính xác hơn hơn là với tư cách của một người cha. Mong muốn cá nhân của ông ấy rằng đứa con trai và những người khác sẽ gặp phải bất hạnh và sự bất hạnh ấy thu được những phản ứng thật thú vị.
Thông thường, trong bài phát biểu lễ tốt nghiệp các bậc phụ huynh sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà trường và giáo viên đồng thời khuyến khích các em học sinh hãy nắm lấy cơ hội để trở thành một vì sao sáng trong tương lai. Tuy nhiên, khi được phát biểu tại lễ tốt nghiệp của con trai mình, vị phụ huynh đặc biệt đã bắt đầu bài phát biểu bằng một lời giới thiệu rất thu hút sự chú ý:
- Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi…
Tất các em học sinh đều giật mình và ngước lên nhìn. Khi nhiều người lớn thường xoa dịu các sinh viên tốt nghiệp với ý tưởng rằng tương lai màu hồng đầy hứa hẹn đang mở ra trước mắt thì ngược lại, Roberts nói với họ rằng những ngày tháng tươi đẹp nhất đã kết thúc.
Vị phụ huynh đặc biệt sau đó đã tiếp tục bài phát biểu của mình với một tuyên bố độc đáo:
Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành.
Thỉnh thoảng, ta hy vọng con sẽ cô đơn và không được kết bạn.
Ông John Roberts phát biểu với tư cách là phụ huynh và được nhiều học sinh chú ý.
Đến đây, rất nhiều các em sinh viên cảm thấy khó chịu với bài phát biểu của Roberts.
Thế nhưng, John Roberts vẫn tiếp tục:
Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, để con khiêm tốn hiểu rằng thành công mình có lẽ là nhờ vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Và khi con gặp thất bại, từ nay về sau còn nhiều, đối thủ của con sẽ châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con sẽ học được đủ đau đớn để học cách cảm thông.
Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không.
Ông còn căn dặn lũ trẻ, rằng thành công đến từ những người không biết sợ hãi. "Nếu các con có thất bại, con đứng dậy và thử lại một lần nữa. Nếu thất bại lần thứ 2, con hãy lại đứng dậy và thử lại lần nữa.
Và nếu con có thất bại một lần nữa – đó có thể là lúc hãy suy nghĩ làm một việc gì khác".
Khi bài phát biểu của Roberts kết thúc, những tràng vỗ tay giòn giã vang lên. Bí ẩn về sự khởi đầu độc đáo của ông cuối cùng cũng có ý nghĩa và những lời của "Công lý" được mọi người ca ngợi và chào đón nồng nghiệt.
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở sau khi hết lớp 9, chúng trẻ trung, ngây thơ và tràn đầy năng lượng. Khi gặp phải thế giới phức tạp ngoài bốn bức tường quen thuộc, những học sinh này sẽ không còn có những người ở bên cạnh hướng dẫn.
Bài phát biểu của Roberts đã khiến những học sinh chăm chú tiếp thu như một bài học quý giá của cuộc sống và mong đợi đối mặt với mọi thử thách sắp tới. Lời cảnh báo đã đến từ tận đáy lòng của một người cha, người hy vọng rằng đứa con của mình sẽ lớn lên, phát triển.
Cha mẹ ở khắp mọi nơi, hãy lưu ý, dưới đây là một vài "bài học bổ ích" dành cho cha mẹ của những thanh thiếu niên đầy tham vọng được truyền cảm hứng từ bài phát biểu to lớn của Roberts:
1. Học cách mặc kệ con
Cha mẹ thường có xu thế quan tâm con mọi lúc mọi nơi mà không cần biết rằng điều đó có đúng và chúng có cần được quan tâm hay không. Thế giới ngoài kia không phải ai cũng ngưỡng mộ chúng, ai cũng yêu chúng mà có cả những người sẽ ghét chúng. Cha mẹ chính là những người cần đào tạo con học cách chấp nhận những điều bất ngờ ấy. Dám buông con ra để bé có thể trải qua những khó khăn trong cuộc sống, chúng sẽ nhận thức được giá trị cộng đồng và trách nhiệm bản thân.
2. Đừng vội vàng an ủi
Đôi khi bạn thấy con cô đơn, đau khổ khi một nhóm bạn không thích chơi với con nhưng hãy đừng vội vàng an ủi. Thay vào đó, lùi lại và cho phép con trải nghiệm những mối quan hệ phức tạp giữa cảm giác cô đơn và ý nghĩa của tình bạn.
Chỉ khi một người trải nghiệm sự cô đơn, chúng mới thực sự hiểu tầm quan trọng của việc kết bạn.
3. Cho phép con bạn chứng kiến những hành động sai trái của xã hội
Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình được sống trong một môi trường lành mạnh với sự tiếp xúc tối thiểu sự tiêu cực. Tuy nhiên, điều này có thực tế không?
Trẻ em có thể phân biệt tốt và xấu thậm chí còn tốt hơn. Khi xã hội phát triển nếu những hành động tích cực ít được nhìn thấy hơn và những hành động sai trái lấn át chúng ta, con cái chúng ta sẽ đối phó như thế nào? Chúng sẽ nghĩ về bản thân như sống trong một "địa ngục" thật sự.
Điều chúng ta nên làm là dạy chúng đối mặt với khó khăn, không chạy trốn. "Gieo hạt" sức mạnh và lòng trắc ẩn trong trái tim của con bạn. Chỉ khi hạt giống nảy mầm và lớn lên, trẻ mới có thể thực sự hiểu làm thế nào để vượt qua khó khăn.
4. Học cách chấp nhận thực tế
Trong cuộc sống, có những thử thách và đau khổ. Khi bạn nói với con bạn rằng nó rất khó học hay khó chơi nhạc, thì hãy giúp chúng hiểu rằng khó khăn là không thể tránh khỏi. Trẻ em phải đi học; Người lớn phải đi làm. Đây là những trách nhiệm cần thiết.
Khi trẻ còn nhỏ, đừng ngần ngại để chúng trải nghiệm "vị" của khó khăn. Những đứa trẻ chưa bao giờ trải qua khó khăn phải chịu đựng nhiều hơn khi chúng lớn lên. Làm thế nào chúng sẽ xoay sở để đối mặt với những thách thức với sức mạnh nếu họ chưa bao giờ thực hành?
Chúng tôi nợ các con của chúng tôi một chút đau khổ và một chút bất hạnh. Nhưng để lặp lại lời của Chánh án Roberts, yêu thương và bảo vệ con cái chúng ta là giúp chúng nhìn thấy thông điệp trong những bất hạnh của chúng.