Những món ăn thời xưa nay dần mai một và có nguy cơ không còn xuất hiện trong mâm cơm người dân Việt Nam.
Cơm độn khoai
Thời nghèo khó, người dân không đủ gạo để nấu cơm nên thường ăn độn cùng khoai lang hoặc khoai tây. Hiện tại nó dần mai một vì điều kiện kinh tế đã tốt hơn rất nhiều, đất nước phát triển. Bởi thế người ta cho rằng món ăn này gần như mai một trong xã hội hiện đại.
Canh dưa lạc
Ngày xưa, người ta thường sử dụng rau cả để muối dưa sau đó đem nấu với lạc. Vị chua chua, dòn dòn của dưa muối hoà quyện cùng vị thơm, bùi, béo của lạc rang, hương vị quê hương hương thơm nức lòng người. Tuy nhiên món ăn này giờ đây đã dần bị lãng quên.
Tép sông kho khế
Tép được đánh bắt lên từ những ngư dân làng chài sau đó đem kho cùng với khế hương vị rất đặc trưng bởi mùi thơm của tép cùng với vị chua của khế. Ngày nay món ăn này dần trở thành món ăn thời xưa và rất ít người chế biến.
Cá hú kho bần
Đây là món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những con cá hú được người dân bắt lên để kho cùng quả bần già hoặc bần đã chín tạo ra vị vô cùng chua, ngấm vào từng thớ thịt… Ngày nay, món ăn này ít xuất hiện trong bữa cơm của người dân miền Tây. Nhiều người e ngại rằng nó sắp bị “tuyệt chủng”.
Bánh khoai sọ nhân đậu
Món ăn thời xưa này này dần đi vào dĩ vãng. Nó vốn được làm bằng những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên: khoai sọ được luộc lên sau đó giã nhuyễn rồi bỏ nhân đậu vào trong, lớp vỏ khoai sọ bên ngoài. Nó rất đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon, đậm vị quê hương.
Bánh bó mứt
Ngày xưa ở Thừa thiên Huế, sau mỗi vụ thu hoạch hoa quả, người dân đều đem phơi khô rồi cất đi. Tết đến, họ sẽ đem chúng ta trộn với gạo nếp, khéo léo gói vào mo cau tạo thành món bánh bó mứt.
Món ăn này dần dần biến mất do công đoạn chuẩn bị cầu kì, mất nhiều thời gian và hiệu quả kinh tế không cao.