Đặc sản chỉ có ở Tiền Giang, xưa được dâng lên vua chúa, giờ bao người thích mê, 500.000 đồng/kg

K.T - Ngày 08/03/2022 19:00 PM (GMT+7)

Cũng theo anh Vũ Thự, để có được một mẻ mắm tôm chà ngon đúng chuẩn Gò Công, thợ làm mắm phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ. Đặc biệt trong mỗi công đoạn nhỏ lại có bí quyết gia truyền riêng để tạo nên hương vị đặc trưng của món mắm trứ danh

Tiền Giang là mảnh đất nổi tiếng với nhiều sản vật độc đáo và dân dã khiến bao người say mê, trong đó có đặc sản mắm tôm chà. Đây là món ăn rất đơn giản song được tiến Vua từ thời Thái hậu Từ Dụ để phục vụ vua chúa và dòng dõi quý tộc. “Mắm tôm chà Gò Công có từ lâu lắm rồi nhưng chẳng ai còn nhớ năm tháng cụ thể ra sao. Chỉ đến khi bà Từ Dũ cho truyền mang mắm tôm chà vào cung tiến vua, thiết đãi cung đình Huế thì món ăn này mới được nhiều người biết đến.

Mắm tôm chà được tiến Vua từ thời Thái hậu Từ Dụ để phục vụ vua chúa và dòng dõi quý tộc.

Mắm tôm chà được tiến Vua từ thời Thái hậu Từ Dụ để phục vụ vua chúa và dòng dõi quý tộc.

Khi ấy vua và đại thần trong triều nếm thử và tấm tắc khen ngon. Từ đó mắm tôm chà trở thành đặc sản tiến vua. Hiện nó không còn là món ngon tiến vua nữa mà là đặc sản nổi tiếng đất phương Nam”, anh Vũ Thự (32 tuổi, Tiền Giang) tự hào.

Cũng theo anh Vũ Thự, để có được một mẻ mắm tôm chà ngon đúng chuẩn Gò Công, thợ làm mắm phải trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ. Đặc biệt trong mỗi công đoạn nhỏ lại có bí quyết gia truyền riêng để tạo nên hương vị đặc trưng của món mắm trứ danh này.

Để làm mắm tôm chà, thợ làm mắm sử dụng nguyên liệu là con tôm bạc đất có nhiều gạch ở Gò Công. Tôm sau khi đánh bắt hoặc mua về đem rửa sạch, ướp gia vị gồm mắm, đường... rồi cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó lấy tôm đã giã nhuyễn cho vào rổ chà mạnh để vỏ tôm tách ra khỏi thịt.

Để có được một mẻ mắm tôm chà ngon đúng chuẩn Gò Công, thợ làm mắm trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ.

Để có được một mẻ mắm tôm chà ngon đúng chuẩn Gò Công, thợ làm mắm trải qua nhiều công đoạn công phu và tỉ mỉ.

“Đem tôm đi phơi nắng khoảng 7 ngày rồi tiếp tục đem ra chà để lấy phần thịt tôm. Tiếp đó, người thợ nêm nếm gia vị ớt, tỏi... trộn chung với thịt tôm rồi đem phơi năng chừng 10-15 ngày. Trong quá trình phơi, gặp nắng to thì mắm sẽ nhanh khô và có màu đỏ ửng là có thể sử dụng được. Thường 3kg tôm bạc đất cho ra được 1kg mắm”, anh Vũ Thự chia sẻ ngắn gọn cách làm mắm tôm chà.

Mắm tôm chà được ăn kèm với bún, thịt lợn luộc hoặc bánh hỏi, dưa chuột, chuối xanh, rau sống và gò gai... Khi ăn, bạn chỉ cần cho bún vào bát tô rồi lần lượt xếp thịt lợn, dưa chuột, chuối xanh... lên và chan một thìa mắm tôm lên, sau đó vô tư thưởng thức.

Mắm tôm chà được ăn kèm với bún, thịt lợn luộc hoặc bánh hỏi, dưa chuột, chuối xanh, rau sống và gò gai...

Mắm tôm chà được ăn kèm với bún, thịt lợn luộc hoặc bánh hỏi, dưa chuột, chuối xanh, rau sống và gò gai...

“Món ăn trên sẽ cho các bạn đa vị: béo ngọt của thịt lợn hòa quyện với vị chát của chuối xanh, vị chua của kế và thơm nồng của các loại rau sống... ấn tượng nhất là vị đậm đà, khó quên của mắm. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức chung với bánh tráng tạo thành cuốn rồi chấm với mắm tôm cũng sẽ là một món vô cùng ngon”, anh Vũ Thự nói.

Hiện tại mắm tôm chà đã có ở một số vùng nhưng chất lượng không thể sánh bằng mắm tôm chà Gò Công. Trên các trang thương mại điện tử, mắm tôm chà Gò Công được rao bán với giá khá đắt đỏ, từ 200.000 – 220.000 đồng/hộp/500g.

Đặc sản chỉ có ở Đồng Tháp, dân nhậu ai cũng thích mê vì đã ngon còn lạ, 270.000 đồng/kg
Từ chuột, người Cao Lãnh có thể biến tấu thành nhiều món ăn ngon như hấp cơm, nướng, quay lu, luộc... Song quay lu vẫn là đỉnh hơn cả.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương