Gần đây chúng đã trở thành đặc sản được người thành thị ưa chuộng, tìm kiếm để chế biến thành món ăn ngon và bổ dưỡng.
Cà cuống (tên gọi khác là sâu quế, đà cuống) có tên khoa học là belostoma indica vitalis thuộc họ côn trùng, chân bơi. Chúng có đầu nhỏ, 2 mắt to tròn; thân có màu nâu xám, hình lá, dẹt với chiều dài trung bình khoảng từ 7 - 8cm, rộng khoảng 3cm, trên thân có nhiều vạch màu đen bóng.
Về bộ phận ngực của cà cuống dài khoảng 1/3 thân, có 6 chân dài. Bụng có màu vàng nhạt bao bọc bởi một lớp lông mịn và có đôi cánh mỏng trông khá cứng cáp.
Cà cuống ở dưới nước vào ban ngày và sẽ bay lên khỏi mặt đất để kiếm ăn vào ban đêm. Cơ thể cà cuống hình lá dẹt, có màu vàng xỉn hoặc nâu đất. Khi chưa trưởng thành nhìn bề ngoài cà cuống giống con gián.
Đối với những con cà cuống đực, trên cơ thể của chúng có thêm 2 túi nhỏ gọi là bọng cà cuống chứa chất lỏng có mùi rất thơm, thường được sử dụng làm vũ khí khi kẻ địch tấn công. Người ta thường lấy chất dịch lỏng này để sản xuất tinh dầu cà cuống có hương thơm như hương quế.
Tuyến tiết chất thơm này sẽ phát triển mạnh hơn ở con đực. Bên cạnh đó, tinh dầu cà cuống chính là vũ khí khiến xua đuổi kẻ địch và tấn công con mồi hoặc dụ con cái giao phối. Cùng với tinh dầu cà cuống thì thịt và trứng của chúng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Mùa sinh sản của chúng rơi vào khoảng tháng 5 – 8 dương lịch. Cách đẻ trứng của chúng gần giống với ốc sên là đẻ thành túi bao quanh thân lúa hoặc cỏ nằm sát trên mặt nước. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày, từ khi nở đến khi trưởng thành là hơn 1 tháng.
Cà cuống rất ưa ánh sáng, vì vậy ban đêm chúng thường hay di chuyển đến những nơi có ánh sáng đèn điện.
Trên thế giới, chúng phân bố ở vùng Viễn Đông như Liên Bang Nga hoặc vùng nhiệt đới từ Ấn Độ tới Australia. Ở nước ta, cà cuống có nhiều ở miền Bắc, sinh sống ở hồ, ao, đầm, ruộng lúa.
Xưa cà cuống ít được quan tâm, chủ yếu người dân nông thôn bắt về thưởng thức. Gần đây chúng đã trở thành đặc sản được người thành thị ưa chuộng, tìm kiếm để chế biến thành món ăn ngon và bổ dưỡng. Do đó giá thành cũng cao hơn, khoảng 50.000 đồng/con đực và khoảng 40.000 đồng/con cái; dao động 4.000.000 - 5.000.000 đồng/kg.
Ngoài dùng để lấy tinh dầu, cà cuống có thể chế biến thành món ăn như:
- Bánh cuốn nước mắm cà cuống
Đây là một món ăn được nhiều người yêu thích với những chiếc bánh trắng ngà, nóng hổi, mỏng nhưng dẻo dẻo hòa quyện với hương thơm nức mũi của cà cuống ăn kèm cùng với một ít nước mắm và rau sống thật tuyệt để bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể.
- Cà cuống chiên giòn
Món ăn này là một đặc sản cảu cà cuống ấn tượng với nhiều người bởi hương vị thơm ngon và hấp dẫn với cà cuống được chiên lên giòn rụm, ăn vị béo ngậy cùng với nước chấm đậm đà.
Theo Đông y, cà cuống có nhiều tác dụng đối với cơ thể, có vị ngọt, tính bình, không độc nên được dùng để điều chế thuốc bổ thận, tráng dương và điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó, trong trứng và thịt của loài sinh vật này chứa hàm lượng protein, lipid cùng rất nhiều các loại vitamin. Đây là những dưỡng chất cần thiết, giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu khoa học, tinh dầu thơm của cà cuống chứa hợp chất hexanol acetate có khả năng kích thích thần kinh, làm hưng phấn và tăng cường khả năng quan hệ khi dùng với liều lượng thích hợp.