Loại cá xưa có đầy chẳng ai ăn, giờ thành đặc sản được bao người ưa chuộng vì ngon và bổ, 450.000 đồng/kg

K.T - Ngày 07/12/2022 19:00 PM (GMT+7)

Một số người dân An Giang cho biết, cá leo xưa là loại có đầy đến mức người dân “không thèm” ăn. Gần đâu chúng trở thành đặc sản được khách du lịch ưa chuộng nên giá dần cao hơn. Hiện chúng được rao bán với giá lên tới 450.000 đồng/kg.

Cá leo là một loài cá da trơn trong họ cá nheo (Siluridae), có đặc điểm: mình dẹp và dài giống như cá trèn nhưng to hơn nhiều, có con nặng đến 3 – 4 kg. Chúng sinh sống trong các khu vực với bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông hay kênh, gắn liền với các vùng nước sâu và chảy chậm có lớp bùn đáy.

Chúng là loài cá chậm chạp và kiếm ăn tại tầng bùn đáy. Cá non chủ yếu ăn côn trùng; còn cá trưởng thành ăn cá nhỏ, động vật giáp xác và động vật thân mềm. Đây là loài cá đẻ trứng và đẻ vào khoảng thời gian mùa hè trước gió mùa.

Cá leo là một loài cá da trơn trong họ cá nheo.

Cá leo là một loài cá da trơn trong họ cá nheo.

Cá leo có thể tìm thấy trong khu vực từ Pakistan, Indonesia, cũng như được thông báo là có tại Afghanistan. Tại Malaysia, cá leo được gọi là "Ikan Tapah" và tên gọi này là nguồn gốc của tên gọi cho một thị xã tại Malaysia là Tapah.

Tại Việt Nam, cá leo có ở nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Đặc biệt tại các vùng gần biên giới Việt Nam - Campuchia như Châu Đốc, Tịnh Biên, Tân Châu (An Giang) đã một thời nổi tiếng về nghề săn bắt cá leo.

Tại Việt Nam, cá leo có ở nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là dọc theo sông Tiền và sông Hậu.

Tại Việt Nam, cá leo có ở nhiều vùng khác nhau, nhiều nhất là dọc theo sông Tiền và sông Hậu.

Một số người dân An Giang cho biết, cá leo xưa là loại có đầy đến mức người dân “không thèm” ăn. Gần đâu chúng trở thành đặc sản được khách du lịch ưa chuộng nên giá dần cao hơn. Hiện chúng được rao bán với giá lên tới 450.000 đồng/kg.

Từ cá leo có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như nướng, chiên, nấu lẩu, làm mắm hay kho với khóm… Trong đó cá leo nướng mọi và om chuối, nấu canh chua là món ngon hơn cả…

Cá leo nướng mọi

Cá bắt về được móc bỏ mang, ruột, cắt bỏ vây, dùng muối hột chà rửa cho sạch nhớt, để ráo rồi chế biến thành nhiều món ngon. Làm thịt cá leo mà có trứng nên để riêng, ướp hạt nêm, dầu phộng, tiêu bột, gói vào lá lốt rồi nướng trên than hồng.

Trước khi nướng, muốn cá thấm gia vị thì dùng dao rạch một đường dưới bụng cá, khéo léo lóc bỏ phần xương hoặc chỉ cần khứa vài đường trên mình cá (giúp cá dễ thấm gia vị), ớt chín đỏ giã nhuyễn với muối, thêm một ít sa tế rồi xát lên mình cá để mười lăm phút và  nướng trên than hồng. Khi thấy lớp da bên ngoài chuyển sang màu vàng, mỡ chảy xèo xèo, tỏa hương thơm là cá chín. Món này ăn kèm với dưa leo, xà lách, rau răm chấm muối tiêu.

Loại cá xưa có đầy chẳng ai ăn, giờ thành đặc sản được bao người ưa chuộng vì ngon và bổ, 450.000 đồng/kg - 3

Cá leo om với chuôi

Cá làm sạch cắt lát ướp muối, hạt nêm, bột ngọt, nghệ, hành, tiêu, tỏi, ớt, để mười phút cho cá thấm gia vị. Chuối chát gọt bỏ vỏ xanh, cắt khúc, luộc qua để loại bỏ vị chát, đổ ra rổ nhúng vào thau nước lạnh, để ráo. Phi thơm dầu phộng, cho cá vào đảo đều. Tiếp tục cho chuối chát và một ít nước sôi vào nấu nhỏ lửa khoảng hai mươi phút. Cuối cùng, cho món ăn ra đĩa, thêm một ít rau thơm lên trên. Cá leo om chuối có màu vàng đẹp mắt của nghệ, béo của dầu phộng ăn với cơm nóng hay bún rất ngon.

Cá leo nấu chua

Món ăn ngon không thua kém gì so với cá lóc. Cá leo cắt lát mỏng, ướp gia vị cho thấm. Phi thơm dầu phộng rồi cho cá vào nấu săn, thêm nước nấu chín.Tiếp tục cho măng chua, chuối chát, khóm, lá giang, rau giá và các loại rau gia vị vào nấu, nêm nếm gia vị chua ngọt vừa ăn.

Không chỉ là món ăn ngon, cá leo còn giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12). Nếu luộc cá, nấu canh, các vitamin B tan trong nước. Cá nghèo vitamin C. Thịt cá giàu vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E. Vì vậy, ăn cá rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

Ngoài ra Cá dễ tiêu hóa, do chứa ít collagen. Cá luộc, cá nấu canh rất dễ tiêu hóa vì chất collagen được chuyển sang nước luộc. Cá cũng nghèo mô liên kết, cho nên không tồn tại lâu trong dạ dày. Vì vậy, khi ăn cá, cảm thấy “nhẹ bụng”.

Loại cá xưa đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản khan hiếm, muốn thưởng thức phải đến nơi này, 500.000 đồng/kg
Gần đây, do việc đánh bắt diễn ra quá nhiều nên chúng ngày càng trở nên ít đi, rất khó đánh bắt. Từ đó, chúng trở thành một đặc sản quý hiếm, có giá lên tới 500.000 đồng/kg

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương