Loại cây xưa mọc hoang không ai hái, giờ được chiết xuất thành tinh dầu có giá 2.000.000/lít

K.T - Ngày 11/12/2021 19:00 PM (GMT+7)

Hiện dầu tràm chiết xuất từ cây tràm gió được rao bán trên thị trường với giá 2.000.000 đồng/lít.

Tràm gió là cây thân gỗ, thuộc chi tràm Myrtaceae. Chúng có đặc điểm: có thể cao đến 35m; vỏ cây màu xám, nâu hoặc trắng tạo thành nhiều lớp. Ban đầu vỏ bóng mượt, sau đó cứng và tạo thành nhiều lớp sần sùi khi trưởng thành; lá xếp xen kẽ, dài từ 40-140mm, rộng 7,5-60mm và thon dần ở cả hai đầu; hoa màu trắng, màu kem hoặc màu xanh lục vàng. Chúng thường nở ở cuối cành cây và phát triển ra phía sau. Hoa mọc thành từng cụm dài hình trụ có 8 đến 20 chùm hoa, mỗi chùm có ba hoa. Thời điểm ra hoa tùy theo mỗi loại khác nhau; quả hình tròn mọc dọc theo cành cây, mỗi quả có đường kính 2-2,8mm.

Tràm gió là cây thân gỗ, thuộc chi tràm Myrtaceae.

Tràm gió là cây thân gỗ, thuộc chi tràm Myrtaceae.

Tràm gió mọc hoang khắp nơi trong nước ta, nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền trung như Thừa thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An. Hiện nay, tại xã Phong An, Phong Điền và Lộc Thủy (Phú Lộc, Thừa thiên - Huế) người dân đã tổ chức trồng tràm gió để bổ sung cho nhu cầu về nguồn nguyên liệu ngày càng một tăng cao.

Lá tràm và cành non được thu hái vào cuối hạ đến đầu thu, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch hàng năm. Sau đó, chúng được người dân đem phơi trong râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô rồi bảo quản.

Cây tràm gió được dùng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm (hay còn gọi là dầu tràm). Theo đó, lá tràm sau khi thu mua đủ số lượng, người ta cho chúng vào một nồi to, đổ thêm nước vào theo tỉ lệ 1:2 (1 nước 2 lá), đun tràm trong nồi khoảng 5 đến 6 tiếng với mức lửa không quá to mà cũng không quá yếu. Vì nếu lửa quá to hoặc quá yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu tràm.

Cây tràm gió được dùng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm (hay còn gọi là dầu tràm).

Cây tràm gió được dùng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm (hay còn gọi là dầu tràm).

Để thu được tinh dầu tràm nguyên chất, người làm cần thiết kế ra được một cái ống hơi nối từ nắp đậy nồi đến một các chai, lọ… để hứng dầu tràm, chai đựng phải để trong chậu, thau nước ngập đến cổ chai. Làm như thế mục đích khi tinh dầu tràm trong nồi bốc hơi lên đi qua đường ống xuyên xuống chai đựng gặp môi trường lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt. Thường thì 150kg lá tràm tươi khi nấu chỉ chiết xuất được 500ml dầu tràm nguyên chất, thế nên những mẻ dầu tràm tiếp theo nồng độ dầu sẽ giảm và chất lượng sẽ kém hơn.

Tinh dầu tràm sau khi chưng cất nấu xong được cho vào chai lọ thủy tinh để bảo quản, khi cần đem ra dùng. Hiện dầu tràm được rao bán trên thị trường với giá 2.000.000 đồng/lít.

Dầu tràm chứ đến 60% 1,8 – cineole (Cineol), thành phần kháng khuẩn chính tạo nên tác dụng của của dầu. Dầu tràm gió được phân loại là không độc, không nhạy cảm (mặc dù kích ứng da có thể xảy ra ở nồng độ cao).

Dầu tràm có nhiều tác dụng hữu ích như chữa bệnh đường hô hấp, an thần, điều trị giun, nhiễm trùng được sinh dục, đuổi côn trùng,… Ngoài ra, tinh dầu tràm được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm, xà phòng, mỹ phẩm,… và trong liệu pháp hương thơm Aromatherapy.

Loại rau xưa đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được người giàu ưa chuộng, càng ăn càng ngon
Ở Việt Nam, cây xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương hoặc đồng cỏ.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương