Cũng theo chị Kha Ly, vài năm trở lại đây, lá cách bỗng trở thành rau đặc sản được người dân thành thị tìm mua ráo riết. Vì thế chị đã tranh thủ thu gom lá cách của người dân trong xã rồi bán cho dân buôn trên thành phố.
Lá cách (hay còn gọi là lá vọng cách) là lá của cây cách – cây có thể cao tới 7m, thường phân thành nhiều nhánh, mọc thẳng và thân cây có gai. Chúng có đặc điểm: mọc đơn với chiều rộng 12cm và dài 16cm, mặt dưới của lá sẽ có lông; ình dáng của lá cách đa dạng: hình trái xoan hoặc hình trái xoan bầu dục, phần trên của lá khá tròn hoặc nhọn hình tim, lá có màu xanh nhạt khi non và chuyển sang màu xanh đậm khi già.
Lá cách (hay còn gọi là lá vọng cách) là lá của cây cách – cây có thể cao tới 7m, thường phân thành nhiều nhánh, mọc thẳng và thân cây có gai.
Lá cách có nhiều các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Inđônexia, Philipin và châu Úc. Tại Việt Nam chúng xuất hiện nhiều ở khu vực miền Tây Nam Bộ, ven các kênh, mương. Chị Kha Ly (32 tuổi, Tiền Giang) cho biết: “Cây cách mọc hoang dại ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Thường người dân sẽ thu hái lá quanh năm, có nơi còn dùng cả vỏ, thân, rễ. Sau đó họ đem đi rửa sạch, phơi hay sấy khô, sao vàng dùng dần. Thậm chí xưa loại lá này có đầy không ai hái cả, để mọc tốt um”.
Cũng theo chị Kha Ly, vài năm trở lại đây, lá cách bỗng trở thành rau đặc sản được người dân thành thị tìm mua ráo riết. Vì thế chị đã tranh thủ thu gom lá cách của người dân trong xã rồi bán cho dân buôn trên thành phố. “Ở chợ địa phương, lá cách được người ta bán với giá rất rẻ, chừng 40.000 đồng/kg. Còn dân buôn đem về thủ đô bán với giá chát hơn, 60.000 – 80.000 đồng/kg.
Lá cách có nhiều các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Inđônexia, Philipin và châu Úc. Tại Việt Nam chúng xuất hiện nhiều ở khu vực miền Tây Nam Bộ, ven các kênh, mương.
Còn với lá cách phơi khô, chị em có thể tìm mua ở những trang thương mại điện tử, cửa hàng thuốc đông dược hay phòng khám đông y… với giá khoảng 150.000 - 190.000 đồng/kg.
Khách mua buôn của tôi chủ yếu bán nông sản quê hoặc người quen. Họ bảo lá cách không phổ biến nhưng sạch, ngon nên được nhiều người mua về thưởng thức”.
Từ lá cách, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:
Ếch xào lá cách
Thịt ếch dai dai, có hương vị đậm đà với vị beo béo của nước dừa, được xào cùng lá cách thanh mát có hương vị đặc trưng. Ếch xào lá cách là sự kết hợp hoàn hảo, ăn cùng với 1 chén cơm trắng chắc chắn sẽ khiến bữa ăn của bạn càng thêm thơm ngon.
Ốc xào lá cách
Ốc lác dai giòn sừn sựt kết hợp với lá cách vị bùi bùi, nước sốt thì thơm mùi nước cốt dừa được nêm nếm gia vị đậm đà tạo nên 1 món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
Lá cách xào thịt trâu
Lá cách thì có mùi thơm đặc trưng, thịt trâu thì được xào vừa chín tới vẫn giữ được độ mềm, hơi dai dai nhưng không bị dai quá. Món ăn này có thể ăn kèm bánh mì, chấm thêm 1 ít nước tương để món ăn thêm trọn vị.
Theo Đông y, lá cách có tính bình, vị đắng hậu ngọt, hơi chát. Thảo dược có công dụng làm mát gan, thanh nhiệt, tăng cường hệ tiêu hoá. Theo y học hiện đại, lá chứa 2 alkaloid quan trọng là premnin và ganiarin giúp tăng cường hệ thần kinh, trí nhớ,…