Món ăn xưa cứu đói người nghèo, giờ thành đặc sản nổi tiếng, muốn ăn phải đến nơi này

K.T - Ngày 22/04/2022 10:00 AM (GMT+7)

Mèn mén chín được trộn với cơm – món ăn được người H’Mông yêu thích nhất vì vị ngọt, thơm của ngô và mềm dẻo của cơm. Ngoài ra, trong các chợ phiên, mèn mén có thể ăn cùng thắng cố.

Mèn mén là tên một đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông tại vùng núi Tây Bắc. Món ăn được làm từ những hạt ngô tẻ - thực phẩm hàng ngày của người H’Mông. “Xưa ở đây đồng bào phải sinh sống trên các triền núi đá cao, không có đất trồng lúa nên lương thực chính là cây ngô. Song ăn ngô mãi cũng chán nên bà con đã nghĩ ra cách chế biến chúng thành món ăn thơm ngon hơn. Đó là lý do mèn mén… “ra đời””, chị Ngọc Lan (32 tuổi, Hà Giang) cho hay.

Sau mỗi vụ thu hoạch, đồng bào H’Mông sẽ đem ngô phơi trước hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới làm mèn mén. Nhưng để có một bát mèn mén ngon phải trải qua nhiều công đoạn và rất mất thời gian.

Sau mỗi vụ thu hoạch, đồng bào H’Mông sẽ đem ngô phơi trước hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới làm mèn mén.

Sau mỗi vụ thu hoạch, đồng bào H’Mông sẽ đem ngô phơi trước hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới làm mèn mén.

Ngôi tẻ phơi khô được tách hạt rồi nhặt lấy những hạt tròn và mẩy nhất. Sau đó đồng bào đem chúng đi xay bằng cối đá – vì thế công đoạn này vô cùng vất vả.

Đầu tiên ngô được tách hạt sau đó nhặt bỏ hạt sâu, mốc, chỉ giữ lại những hạt tròn và mẩy nhất. Sau đó số ngô hạt này được mang đi xay. Người Mông vẫn sử dụng những cối xay đá truyền thống nên đây có thể coi là khâu vất vả nhất khi làm mèn mén. “Giờ máy móc hiện đại có nhiều nhưng người dân quê tôi vẫn thích dùng cối xay đá dù cực. Họ bảo quen với cái xưa cái cũ và không muốn làm mất đi vị truyền thống của món ăn thuở ban đầu”, chị Ngọc Lan nói.

Ngô sau khi xay xong được sàng để bỏ sạn và máy, tiếp đó bỏ chúng vào nia để trộn cùng nước. Lúc này đồng bào phải tính toán lượng nước cho vào vừa đủ để bột không bị khô hay quá vón. Vì thế, người làm mèn mén thường là người có kinh nghiệm để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.

Người làm mèn mén thường là người có kinh nghiệm để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.

Người làm mèn mén thường là người có kinh nghiệm để đảm bảo chuẩn và giữ nguyên hương vị.

“Bột đã được trộn với nước sẽ đem hấp 2 lần. Nồi hấp được sử dụng là một chiếc chảo lớn chứa nước và ở giữa đặt một chõ cao. Thời gian hấp lần đầu tùy thuộc vào từng loại ngô. Nếu là ngô non thì chỉ sau khi nước trong chảo sôi, hơi bốc nhiều trên miệng chõ là được. Nếu là bột ngô già thì cần thời gian lâu hơn.

Xong xuôi bột được đổ ra mẹt, đợi bớt nóng sẽ được vò cho tơi. Do đồ lần đầu tiên chưa chín hẳn nên người làm vẫn phải cho thêm một lượng nước vừa đủ và đảo đều tay để bột không bị vón. Khi thấy bột tơi trở lại thì tiếp tục cho vào chõ để đồ lần hai, cũng là lần cuối cùng”, người phụ nữ Hà Giang nói.

Mèn mén chín được trộn với cơm – món ăn được người H’Mông yêu thích nhất vì vị ngọt, thơm của ngô và mềm dẻo của cơm. Ngoài ra, trong các chợ phiên, mèn mén có thể ăn cùng thắng cố.

Ngày nay, do điều kiện cuộc sống có phần sung túc hơn, người H’Mông đã chuyển từ mèn mén sang cơm trong những bữa ăn chính. Song vào mỗi dịp lễ tết, mèn mén vẫn được nấu và trân trọng đặt lên bàn thờ gia tiên. Hơn cả, với bất kỳ vị khách nào khi tới miền đất mảnh đất của người H’Mông mà chưa được thưởng thức mèn mén thì chưa khám phá hết đặc sản của nơi này.

Loại cá xưa rẻ bèo, giờ thành đặc sản xuất hiện trong các nhà hàng nổi tiếng, 380.000 đồng/kg
"Trước mình chỉ bán cả con cho nhà hàng hoặc khách sạn, giờ nhu cầu người dân cao nên mình cắt nhỏ từng khúc để bán cho rẻ, mỗi khúc dao động từ...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương