Vào mùa chính vụ, mận điều đỏ được bày bán khắp các chợ, dọc đường quốc lộ ở các tỉnh miền Tây với giá lên đến 70.000 đồng/kg.
Mận điều đỏ (hay còn gọi là mận hoa đỏ, điều mận) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia. Chúng có lá không rụng, mọc đối, phiến xanh đậm, dày, không lông, mặt trên sáng, mặt dưới có màu xanh nhạt; gân lá không rõ ràng ở mặt trên nhưng gân chính giữa nhạt và nổi bật ở mặt dưới, cuống lá ngắn 1-1,5cm; phát hoa ở phần không lá của nhánh, hoa to, có mùi hương nhẹ, mang ở phần trên của thân, ở nhánh trưởng thành hợp thành chùm có cuống ngắn; cánh hoa đỏ, nhiều nhụy, màu đỏ, nghiêng với bao phần màu vàng; trái phì, đỏ đậm, dạng thuôn dài 5-10cm, rộng 2,5-6cm, hình chuông rộng ở đỉnh với một lớp vỏ mịn như áp, màu đỏ đậm hoặc đỏ tím; hột trong chứa một hột tròn to hay 2 hình bán cầu...
Mận điều đỏ (hay còn gọi là mận hoa đỏ, điều mận) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia.
Tại Việt Nam, mận điều đỏ xuất hiện phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Chúng thường được trồng gần suối và ao vì cần nguồn cung cấp nước phù hợp. Mùa chín rộ nhất vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 âm lịch hàng năm.
Mận điều đỏ cùng chi với quả roi nên nhìn từ bên ngoài ai cũng dễ nhầm lẫn chúng với nhau. Song nếu như trái roi giòn thì mận điều lại rất xốp, chỉ có thể dùng dao cắt ra ăn chứ không thể tách bằng tay.
Quả này có mùi thơm đặc biệt, không lẫn vào đâu được, thịt màu trắng, mọng nước và chua ngọt chứ không lẫn bị chát như roi. Khi ăn, du khách chỉ cần chấm chung với muối ớt là có thể đọng lại hương vị không bao giờ quên nơi đầu lưỡi.
Quả mận điều đỏ còn dùng để trộn với các loại trái cây khác hoặc hầm. “Có thể nói, mận điều đỏ là thức quả gắn liền với tuổi thơ của trẻ nhỏ miền Tây. Cứ dịp cuối năm, chúng tôi lại thi nhau ra vườn hái, những trái mận chín rơi đầy vườn nhìn trông rất thích mắt.
Mận điều có mùi thơm đặc biệt, không lẫn vào đâu được, thịt màu trắng, mọng nước và chua ngọt chứ không lẫn bị chát như roi.
Thường chúng tôi ăn mận điều trực tiếp tại vườn, chấm với muối ớt chua cay mới ngon làm sao. Hết đứa này đến đứa kia kêu bỏng lưỡi nhưng chẳng đứa nào chịu ngừng ăn cả. Giờ ai cũng trưởng thành cả, muốn ăn mận điều ở thành phố lớn khó lắm! Bởi nó ít được trồng trong vườn để sản xuất thương mại dù giờ thành đặc sản, được nhiều người biết đến”, chị Yến Nhi (37 tuổi, Sóc Trăng) chia sẻ.
Cũng theo chị Yến Nhi, ngoài quả có thể ăn được thì các bộ phận khác của cây mận điều đều có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:
- Lá và chồi non vẫn còn đỏ được ăn sống với cơm như món rau ăn ghém.
- Hoa chế biến thành siro hoặc làm salad vô cùng hấp dẫn.
Hiện vào mùa chính vụ, mận điều đỏ được bày bán khắp các chợ, dọc đường quốc lộ ở các tỉnh miền Tây với giá lên đến 70.000 đồng/kg.