Chúng ta sợ rằng việc nói "không" đó sẽ khiến đối phương buồn, phật lòng. Thế nhưng nếu cả nể và nói "có" dù bản thân không muốn hoặc không thể làm được, đó là bạn đã tự đưa chính mình vào rắc rối.
Đối với đa phần chúng ta, một trong những tình huống khó xử nhất là khi phải nói lời từ chối ai đó. Chúng ta sợ rằng việc nói "không" đó sẽ khiến đối phương buồn, phật lòng. Thế nhưng nếu cả nể và nói "có" dù bản thân không muốn hoặc không thể làm được, đó là bạn đã tự đưa chính mình vào rắc rối.
Giúp đỡ người khác là điều nên làm song sẽ có những tình huống bạn cần biết cách từ chối. Thời gian cũng như khả năng của mỗi người là có hạn. Khi nói "có" mà thực lòng câu trả lời là "không", chúng ta đã không sống thật với chính mình. Chúng ta hạ thấp nhu cầu và mong muốn của mình so với người khác, đưa ra quyết định không hề tốt cho mình.
Nghệ thuật từ chối sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để hoàn thành mục tiêu của bản thân, chuyên tâm hơn vào công việc của mình. Vậy làm sao để nói lời từ chối mà không khiến đối phương mất lòng, bản thân không cảm thấy khó xử, áy náy?
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể từ chối mà không làm xấu đi mối quan hệ.
Kiểm tra lịch làm việc
Một người bạn gọi điện hay đến gặp và muốn nhờ bạn một chuyện gì đó ngay mà bạn thì không thể nhận lời? Hãy nói với họ rằng bạn cần kiểm tra lại lịch làm việc.
Đối phương sẽ không thể trách cứ khi bạn đã có lịch làm việc từ trước. Hãy nói với họ rằng bạn rất vui lòng giúp đỡ họ nếu như họ đề nghị sớm hơn.
Bày tỏ sự tiếc nuối
Bạn có thể nói bằng nhiều cách để thể hiện sự tiếc nuối của mình khi không thể nhận lời giúp đỡ ai đó.
Thật tiếc quá, lời đề nghị rất tuyệt nhưng mình...
Cảm ơn cậu nhưng giá như mình có thời gian để...
Mình ước là có thể giúp cậu nhưng...
Đây là cách khá phổ biến mà bạn có thể áp dụng. Hãy thể hiện một cách chân thành sự tiếc nuối của bạn khi không thể nhận lời giúp đỡ họ ở thời điểm này.
Đề xuất một phương án khác
Đây là một trong những cách để bạn dễ dàng nói lời từ chối người khác hơn. Khi không thể là người trực tiếp giúp đỡ hay nhận lời tham gia cùng họ, việc đưa ra một phương án khác sẽ khiến đối phương tin tưởng rằng bạn thực sự phải từ chối là do lý do bất khả kháng. Bạn vẫn sẽ cho họ thấy được tầm quan trọng của họ với bạn.
có lẽ là cách dễ nhất để từ chối một ai đó khi bạn nhận được một cuộc hẹn hay tham gia một hoạt động nào đó. Bạn có thể cho họ một phương án khác để họ có hướng giải quyết và an tâm hơn.
Ví dụ, bạn trai của bạn mời bạn đi chơi và bạn phải từ chối vì bận họp đột xuất, hãy hứa hẹn gặp anh ấy vào một ngày cụ thể. Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là bạn sẽ cố gắng thực hiện lời hứa của mình.
Yêu cầu đối phương cho thêm thời gian
Nếu bạn cảm thấy nói lời từ chối với đối phương quá khó khăn, hãy yêu cầu họ cho bạn thời gian để bình tĩnh và suy nghĩ đúng đắn hơn về mọi việc. Thường thì cách này nên được áp dụng trong các mối quan hệ tình cảm thân thiết như gia đình.
Một khoảng thời gian không quá dài sẽ giúp bạn dễ nói ra lời từ chối hơn. Với các trường hợp còn lại, bạn nên đưa ra lời từ chối sớm để tôn trọng cả bản thân và đối phương thay vì những lời nói nước đôi.
Nói dối không phải lúc nào cũng xấu
Lời nói dối ở đây đề cập đến chính là những lời nói dối vô hại. Tất nhiên, cách này không nên được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
Một lời đề nghị ăn tối mà bạn thực lòng không hề muốn nhận, hãy nói với họ rằng gia đình bạn có người sinh nhật và sẽ tổ chức ăn uống ở nhà vào hôm đó. Những lời nói dối này hoàn toàn vô hại và thi thoảng dùng một chút cũng không sao phải không.
Đừng lo lắng quá khi buộc phải nói "không". Nắm bắt những mẹo nhỏ trên, bạn sẽ khéo léo hơn trong giao tiếp và có thể từ chối mà bản thân cũng như đối phương thấy dễ chịu hơn.