7 “điều kiện” ly hôn của Trung Quốc cổ đại

Ngày 26/03/2014 00:00 AM (GMT+7)

Ly hôn trong Trung Quốc cổ đại, hay còn được gọi là “Tu thê” (bỏ vợ). Theo nghi lễ và phong tục tập quán của người xưa, pháp luật Trung Quốc đặt ra quy định 7 điều kiện để được phép ly hôn.

Trong văn hóa Trung Quốc xưa kia, chế độ một thê đa thiếp đã được thiết lập và duy trì, người chồng sau khi lấy vợ, nếu không thấy hài lòng về vợ hay có thêm tình nhân bên ngoài thì cũng nghiễm nhiên được lập thiếp mới một cách đường đường chính chính. Tuy vậy, dù cho được lấy bao nhiêu vợ tùy ý, thì ly hôn vẫn là một sự lựa chọn được nhiều gia đình bên chồng sử dụng, để cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với người vợ.

Ly hôn trong Trung Quốc cổ đại, hay còn được gọi là “Tu thê” (bỏ vợ). Theo nghi lễ và phong tục tập quán của người xưa, pháp luật Trung Quốc đặt ra quy định 7 điều kiện để được phép ly hôn. Khi người chồng và gia đình người chồng muốn cắt đứt với người vợ, họ phải chỉ ra được chính xác 1 trong 7 điều kiện này với quan lại địa phương. Từ quan điểm trên mà nói, quyền lợi và sự chủ động hoàn toàn thuộc về phía nhà chồng, còn đối với người vợ thì được coi như sự ruồng bỏ, áp bức. Nhất là trong xã hội trọng nam khinh nữ, đàn ông giành quyền thống trị, thì cái nhìn từ phía xã hội với người phụ nữ, việc bị chồng bỏ thực sự là điều tối kị.

7 điều kiện trên vốn xuất phát từ thời nhà Đường, nhưng nội dung của chúng được biết đến qua các tài liệu sử sách của nhà Hán, người đời gọi là “Thất khứ”, hay còn được biết đến với cái tên “Thất dị”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về bảy “điều kiện” đó:

Thứ nhất: “Bất thuận phụ mẫu”

Trong truyền thống Trung Quốc vốn đã sẵn tư tưởng “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, không chỉ nói đến quyền quyết định của cha mẹ với hôn nhân, mà còn về nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Hơn nữa sau khi người phụ nữ lập gia đình, cha mẹ chồng còn quan trọng hơn cả cha mẹ đẻ , vì vậy, không thuận lời cha mẹ chồng - bất hiếu được coi là một vấn đề rất nghiêm trọng.

7 “điều kiện” ly hôn của Trung Quốc cổ đại - 1

Điều kiện này đề cập đến viêc người vợ mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng, nguyên nhân của điều kiện có liên quan tới việc thờ tự. (ảnh minh họa)

Thứ hai, “Vô tử” – Không có con trai

Truyền thống Trung Quốc cổ đại coi việc không có con trai là một điều đại bất hiếu, do tư tưởng nam quyền, việc có con trai được coi như sự tiếp nối gia tộc, gìn giữ gia quy và duy trì nòi giống, dòng họ. Vì thế, “vô tử” là một điều khiến cho cuộc hôn nhân trở nên vô nghĩa.

Thứ ba, “Dâm”

Người vợ ngoại tình, có mối quan hệ trai gái với người đàn ông khác được coi là một điều không thể chấp nhận được trong truyền thống Trung Quốc. Xa hơn, nó còn khiến gia đình hỗn loạn, sinh ra con cái có nguồn gốc không rõ ràng, gây nên sự nhầm lẫn, phức tạp, nghi ngờ trong dòng họ.

Thứ tư, "Đố" – ghen tuông

Việc người phụ nữ ghen tuông chồng được coi như một sự làm loạn gia đình. Trung quốc cổ đại nhấn mạnh, việc ghen tuông làm cho mối quan hệ vợ chồng trở nên bất đồng, nhiều mâu thuẫn, phương hại đến công việc, hoạt động của nhà chồng. Hơn nữa, do chế độ đa thê đa thiếp của xã hội, nên tư tưởng ghen tuông được coi là làm loạn và vô nghĩa

Thứ năm, "Hữu ác tật” – mang bệnh hiểm nghèo

Điều kiện này đề cập đến viêc người vợ mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng, nguyên nhân của điều kiện có liên quan tới việc thờ tự. Trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, việc phục vụ thờ cúng tổ tiên được coi là trách nhiệm quan trọng của mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với nam trưởng – dâu trưởng. Thờ cúng là một nghi lễ quan trọng, người làm lễ phải ăn vận tươm tất, sinh lực khỏe khoắn, tâm hồn thanh thản. Vì vậy, việc người phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo tham gia thờ cúng được coi là vô lễ với tổ tiên và không mang lại điều tốt lành cho gia đình.

7 “điều kiện” ly hôn của Trung Quốc cổ đại - 2

Ăn trộm được xem như sự phá hoại nề nếp, đạo đức. Với đàn ông đã là một sự vô liêm sỉ, đối với phụ nữ mà nói, càng là một điều không thể chấp nhận được (ảnh minh họa)

Thứ sáu, "Khẩu đa ngôn" – nhiều lời

Trong xã hội Trung Quốc xưa kia, phụ nữ được coi là ít học, kém hiểu biết, có vị trí thấp trong đời sống. Hình tượng người phụ nữ tiêu biểu được xem như là một người nết na, ít lời, chỉ dạ vâng và tuân theo lời nói của chồng và phía nhà chồng, không được nhiều ý kiến, thắc mắc. Do vậy, việc phụ nữ nói nhiều được coi như một sự phá hoại gia quy, phản trắc, thậm chí, nó còn là nguồn gốc của sự chia rẽ gia đình

Bảy, "Thiết đạo" – ăn trộm

Ăn trộm được xem như sự phá hoại nề nếp, đạo đức. Với đàn ông đã là một sự vô liêm sỉ, đối với phụ nữ mà nói, càng là một điều không thể chấp nhận được

Tổng quát lại, tất cả bảy nội dung này đều cân nhắc dựa trên lợi ích của gia đình nhà chồng, nếu như thể chất hoặc các hành động của người vợ phạm phải những điều trên, gia đình nhà chồng có quyền được đề nghị ly hôn, tương đối dễ dàng. Ngược lại, nếu người vợ muốn chủ động ly hôn và tìm kiếm sự tự do, thì trong xã hội Trung Quốc cổ đại, điều này ngặt nghèo và khó khăn hơn rất nhiều...

Đ.A.P
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những nhan sắc một thời