Đây là 8 dấu hiệu chứng tỏ bạn rất thấu hiểu suy nghĩ của người khác, có khả năng đồng cảm và con mắt tinh tường.
Bạn nghĩ mình có phải là người đọc suy nghĩ của người khác tốt? Bạn có biết khi nào là thời điểm tốt nhất để nhờ ai đó giúp đỡ, biết khi ai đó không sẵn sàng trò chuyện hoặc khi họ cảm thấy thất vọng về điều gì đó?
Con người rất khó lường và khó đoán, tâm trạng của họ có thể dao động bất cứ lúc nào. Dưới đây là 8 dấu hiệu cho bạn biết rằng thấu hiểu suy nghĩ của người khác là một trong những kỹ năng tốt hơn của bạn.
1. Bạn để ý những cử chỉ nhỏ của họ
Khi nói, chúng ta có xu hướng sử dụng cử chỉ tay để truyền đạt quan điểm của mình. Chúng ta đã quen với điều đó đến mức thường khó có thể nói chuyện với ai đó mà ít nhất không dùng cử động tay để nhấn mạnh lời nói của mình. Thật vậy, những cử chỉ như vậy có thể có ý nghĩa của riêng chúng.
Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Allan Pease chia sẻ rằng cách một người để lòng bàn tay hướng lên hay úp xuống sẽ thể hiện họ đang chào đón hay hơi đòi hỏi và muốn kiểm soát. Những người khác có thể không để ý đến cử chỉ tay này nhưng bạn thì có.
2. Bạn đã từng gặp những kiểu tính cách khác nhau trước đây
Một trong những cách để một người có thể đọc vị người khác tốt hơn là có nhiều kinh nghiệm với nhiều kiểu người khác nhau. Bạn đã từng gặp những người quyết đoán, rụt rè và nhút nhát, thích mạo hiểm, khiêm tốn, tự tin vào bản thân, ngốc nghếch và vui vẻ, nghiêm túc và thẳng thắn…? Bạn biết ít nhất một người trong mỗi kiểu đó?
Đó là lý do tại sao bạn có thể nhanh chóng hiểu được cuộc trò chuyện sẽ diễn ra như thế nào với một người nhút nhát hơn hoặc tự tin vào bản thân.
3. Bạn tò mò về mọi người
Bạn thấy mọi người thật thú vị, một số đi với lưng và vai thẳng, trong khi những người khác hơi thõng xuống. Đằng sau mỗi người là một câu chuyện về tuổi thơ hay những năm tháng cấp 3 mà không ai trên đời biết được. Đây là những điều khơi dậy sự tò mò của bạn hết lần này đến lần khác.
Bạn bắt gặp mình đang nhìn chằm chằm vào đám đông, quan sát cách họ đi lại hay cách họ nói chuyện với nhau tại quán cà phê. Chính sự tò mò của bạn đã giúp bạn trở thành một người nắm bắt tốt suy nghĩ của người khác. Bạn thường để ý xem họ đang đi giày gì, nét mặt ra sao và tưởng tượng ý nghĩa của chúng.
4. Bạn có thể hiểu giọng điệu của họ
Khi mọi người khó chịu hoặc nếu có điều gì đó phiền lòng nhưng họ không muốn nói ra, họ thường thể hiện điều đó theo những cách khác. Giọng điệu của họ có thể giảm xuống một tông, âm điệu đó cho bạn biết rằng những gì họ đang nói là nghiêm túc. Khi ai đó hào hứng, bạn có thể nhìn ra điều đó bằng cách họ sử dụng tư ngữ. Khi hẹn hò với ai đó lần đầu tiên, bạn có thể hiểu họ đang nghĩ gì về bạn.
5. Bạn chú ý đến biểu hiện trên khuôn mặt
Ai đó có thể gửi đi thông điệp về toàn bộ suy nghĩ của mình thông qua biểu hiện trên khuôn mặt. Chúng ta dường như không thể thể hiện bản thân mà không nhướng mày hoặc mấp máy miệng.
Là một người có khả năng nắm bắt người khác tốt, bạn có thể ngay lập tức biết được ai đó đang nghĩ gì qua cách họ thay đổi khuôn mặt. Ngay cả khi họ cười, bạn có thể biết đó là nụ cười thể hiện sự phấn khích thực sự hay không.
6. Bạn có thể đồng cảm với người khác
Khi mọi người cởi mở với bạn về những vấn đề của họ trong chuyện tình cảm hoặc công việc, bạn có thể dễ dàng đặt mình ở vị trí của họ ngay cả khi bạn chưa bao giờ có trải nghiệm tương tự.
Khả năng đồng cảm với người khác của bạn đến từ thực tế là bạn không chỉ có thể tích cực lắng nghe những gì họ nói mà còn thông qua việc thấu hiểu ngôn ngữ cơ thể của họ. Nhìn thấy ai đó trùng vai xuống và khép mình, bạn hiểu họ cảm thấy nhỏ bé và buồn bã như thế nào sau khi nửa kia rời đi hoặc khi họ mất việc.
7. Bạn biết cách tặng quà
Có hai loại quà tặng: loại chung chung và loại được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn là người không cần quen một người quá lâu cũng có thể dành tặng họ những món quà ý nghĩa. Thay vì nhận một món quà chung chung, bạn có thể tặng những gì họ thích hoặc cần.
8. Bạn đưa ra lời khuyên hữu ích
Khi mọi người đưa ra lời khuyên, câu trả lời phổ biến thường đơn giản là “Hãy mạnh mẽ lên”, “Hãy tiếp tục cố gắng” hoặc “Hãy làm theo trái tim của bạn”. Nhưng khi ai đó đến với bạn, bạn sẽ hiểu họ đang cảm thấy thế nào và họ đang tìm kiếm điều gì.
Khi bạn đưa ra lời khuyên cho ai đó, bạn đã dành thời gian lắng nghe hoàn cảnh của họ và chia sẻ lời khuyên dành riêng cho họ. Bạn tin rằng không có lời khuyên nào đúng với tất cả mọi người, những người khác nhau cần nghe những điều khác nhau và bạn là người không lặp lại lời khuyên mà bạn đưa ra.