8 sai lầm ngôn ngữ cơ thể có thể bạn không biết mình đang mắc phải

Kiên Nguyễn - Ngày 19/06/2022 19:00 PM (GMT+7)

Hành động mạnh hơn lời nói và tránh những sai lầm ngôn ngữ cơ thể dưới đây là cách giúp bạn gửi đi thông điệp đúng đắn.

Nghe audio
0:00
0:00

Theo Tiến sĩ, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Carol Kinsey Goman, khi ngôn ngữ cơ thể của bạn không phù hợp với những gì bạn đang nói, đối phương có thể hiểu nhầm về sự chân thật của bạn. Bạn có thể trông yếu đuối, thiếu chân thành hoặc thậm chí là gian xảo.

Dưới đây là những lỗi ngôn ngữ cơ thể phổ biến nhất và cách giúp bạn khắc phục:

"Thu nhỏ" cơ thể của bạn

8 sai lầm ngôn ngữ cơ thể có thể bạn không biết mình đang mắc phải - 1

Bạn có thể nghĩ rằng đứng khom người, giữ khuỷu tay ôm sát vào người sẽ khiến mình trông bớt đáng sợ hơn nhưng đó thực sự là tư thế không nên khuyến khích, khiến bạn trông yếu ớt và dễ bị tổn thương. Sẽ tốt hơn khi bạn giữ tư thế thẳng người, mở vai và ngẩng cao đầu để trông tự tin và mạnh mẽ hơn.

Liên tục nhìn vào điện thoại

Khi ai đó đang nói chuyện với bạn, hãy chống lại cám dỗ về chiếc điện thoại hay ipad và dành cho đối phương sự chú ý trọn vẹn. Thói quen liên tục nhìn xung quanh phòng hoặc liếc nhìn điện thoại mỗi khi có thông báo (ngay cả khi bạn không thực sự đọc nó) cho thấy bạn không quan tâm đến những gì người kia đang nói. Họ có thể cảm thấy không thoải mái và không sẵn sàng mở lòng với bạn. Thay vì cầm điện thoại trên tay, hãy để điện thoại trong túi hoặc ví, tránh việc cám dỗ muốn mở điện thoại xem.

Khoanh tay

8 sai lầm ngôn ngữ cơ thể có thể bạn không biết mình đang mắc phải - 2

Dù bạn cảm thấy thoải mái thế nào khi khoanh tay thì hành động này đều truyền đi thông điệp về sự phản kháng. Bạn trông như đang có tâm trạng tồi tệ, lo lắng hoặc không muốn ai đó tiếp cận mình.

Thay vào đó, hãy mở rộng cánh tay, thả lỏng các cử động. Bạn đang gửi đi những tín hiệu thầm lặng về sự đáng tin cậy và chân thành.

Nói cao giọng

Một số người vô thức nói với giọng cao hơn. Có thể họ cảm thấy lo lắng, có thể họ nghĩ rằng nó nghe dễ thương hơn hoặc đơn giản chỉ là một thói quen cũ. Việc nói với âm vực cao hơn dễ khiến người đối diện cảm thấy bạn được không đồng cảm hoặc đang căng thẳng.

Hãy có ý thức về việc này và tránh nói cao giọng. Đặc biệt trong những cuộc điện thoại, khi đôi bên không nhìn thấy thái độ của nhau, giọng nói của bạn rất quan trọng.

Tránh giao tiếp bằng mắt

8 sai lầm ngôn ngữ cơ thể có thể bạn không biết mình đang mắc phải - 3

Bạn có thể là một người hướng nội, bạn có thể nhút nhát hoặc văn hoá nơi bạn sinh ra và lớn lên nói rằng việc giao tiếp bằng mắt lâu là không thích hợp. Tuy nhiên theo Goman, khi bạn tránh giao tiếp bằng mắt, đối phương có thể nghĩ rằng bạn đang tỏ ra khó chịu, không an toàn, thiếu chân thành và không trung thực.

Nếu việc nhìn thẳng vào mắt người khác khiến bạn không thoải mái, bạn có thể tập trung vào màu mắt của họ.

“Bất cứ khi nào bạn gặp ai đó, hãy nhìn vào mắt họ đủ lâu để nhận ra mắt họ có màu gì. Điều này sẽ giúp tạo ra kết nối cá nhân mạnh mẽ”, Goman gợi ý.

Cố cười giả tạo

8 sai lầm ngôn ngữ cơ thể có thể bạn không biết mình đang mắc phải - 4

Một số người cố cười ngượng nghịu để che đi sự khó chịu. Tuy nhiên, điều đó không khiến bạn trông thoải mái hơn mà dễ gửi đi thông điệp sai lầm đến người khác. Khuôn mặt của bạn trái ngược với những gì bạn thực sự cảm thấy và mọi người có thể cảm nhận rõ điều đó.

Để khắc phục sai lầm này, trước tiên bạn cần nhận thức được những gì bạn đang làm. Sau đó, bạn có thể bày tỏ cảm xúc của mình theo cách chân thật và phù hợp hơn.

Nghịch tóc

Một trong những điều gây mất tập trung nhất trong cuộc trò chuyện là ai đó liên tục chạm vào mặt và/hoặc tóc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta làm điều này như một thói quen và thậm chí có thể không nhận ra mình đang làm điều đó. Hành động này có thể khiến bạn trông lo lắng, thiếu sự chuẩn bị, không quan tâm đến chủ đề đang thảo luận.

Đừng nghịch những sợi tóc của bạn hay sờ lên mặt, xoắn quần áo. Giữ tay thoải mái ở hai bên hoặc cầm đồ uống để tránh cám dỗ nghịch thứ gì đó.

Quá im lặng

Thật thô lỗ khi bạn cắt ngang ai đó đang nói chuyện hoặc nói với sang người khác. Tuy nhiên, việc quá im lặng khi những người khác đang nói cũng là điều không nên.

Bạn có thể gật đầu, mỉm cười, cúi người và đáp lại lời ai đó bằng những tiếng “ừ”, “ừm” nhỏ hoặc “Tôi hiểu” để thể hiện sự quan tâm của mình cũng như tăng cường kết nối với người bạn đang nói chuyện.

Những quy tắc không ai nói ra nhưng ai cũng cần biết để trở nên văn minh nơi công cộng
"Khéo ăn khéo nói sẽ có cả thiên hạ". Có những quy tắc không ai nói bạn phải làm nhưng người biết sẽ gặp nhiều thuận lợi khi "ghi điểm" mạnh trong...

Tư duy thông minh

Theo Kiên Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giải mã ngôn ngữ cơ thể