Dù là trong mối quan hệ công việc, gia đình hay bạn bè, những thủ thuật tâm lý hiệu quả dưới đây sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn, khiến cuộc sống trở nên dễ dàng và khiến mọi người cảm thấy thích bạn hơn.
Đọc về những thủ thuật kiểm soát tâm trí hữu ích trong cuộc sống hàng ngày này, bạn sẽ tự hỏi tại sao mình không biết chúng sớm hơn:
1. Đối phó với những đồng nghiệp không ngừng trò chuyện
Bất cứ ai làm việc trong văn phòng đều biết một người đồng nghiệp "thánh buôn dưa", sẽ tận dụng mọi cơ hội để đến bàn làm việc của bạn và không biết khi nào mới rời đi. Nếu bạn cần làm việc hoặc đơn giản là không muốn tiếp tục những câu chuyện vô thưởng vô phạt kia, hãy đứng dậy và đi lấy nước trong khi họ đang nói chuyện với bạn. Bạn cũng có thể hỏi "Bạn có muốn đi bộ một chút không?".
Sau đó, thay vì quay trở lại bàn làm việc của bạn, hãy dẫn họ đến bàn làm việc của họ. Khi bạn đến bàn của họ, theo bản năng, họ sẽ ngồi xuống ghế của họ. Lúc này, bạn có thể kết thúc cuộc trò chuyện một cách nhanh gọn và quay lại với bất cứ điều gì bạn muốn làm.
2. Khi những đứa trẻ không ngừng hỏi "Tại sao?"
Tò mò về thế giới là một giai đoạn phát triển tự nhiên của con người, tuy nhiên giai đoạn này của trẻ có thể gây ra sự khó chịu cho người lớn hay cụ thể hơn là cha mẹ của chúng. Có lẽ bởi vì người lớn chúng ta không còn nhiều điều để thắc mắc và không biết nên đối phó sao với những đứa trẻ chưa biết đọc sách hay chưa đủ kỹ năng để tìm lời giải đáp với Google.
Thay vì hành động như nhiều bậc cha mẹ vẫn làm, giận dữ hét lên "Bởi vì nó như thế!", bạn hãy thử phương pháp sư phạm hiện đại hơn này: Khi con bạn, hoặc bất kỳ đứa trẻ nào liên tục hỏi bạn "tại sao", hãy trả lời bằng "Mẹ/bố không chắc, con nghĩ sao?"
Bằng cách này, những đứa trẻ sẽ bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi của chính mình. Hãy lắng nghe chúng và đừng quên thêm vào những phản hồi như "Thú vị đó!" và lũ trẻ sẽ tiếp tục nói ra suy nghĩ của mình.
3. Để tránh "drama" trong các nhóm nhỏ
Cho dù đó là ở môi trường văn phòng, trường học hay chỉ là nhóm bạn thân của bạn, cách tốt nhất để trở nên (và duy trì) được yêu mến là hãy khen ngợi mọi người sau lưng họ. Nếu đồng nghiệp hay bạn bè trước mặt bạn liên tục tung ra những tin đồn về nhân vật A không có mặt, bạn có thể dập tắt bằng cách giải thích rằng: "Tuy nhiên, A rất giỏi..." Việc đưa ra một số nhận xét, lời khen ngợi về người kia, bạn đang gửi đi thông điệp rằng bạn sẽ không tiếp lửa cho những tin đồn nhảm.
4. Khi bạn muốn lấy thông tin từ ai đó
Thay vì cố thúc đẩy thông tin hoặc đưa ra lời khuyên, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện với chủ đề liên quan đến điều bạn muốn nghe thêm, sau đó chỉ cần lắng nghe họ. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng sự thật là rất nhiều người sẽ liên tục đặt ra câu hỏi về điều mình muốn biết thêm.
Mẹo tâm lý được đưa ra trong tình huống này là hãy để người đó nói. Nếu họ dừng lại, hãy chờ đợi và họ sẽ tiếp tục nói, bổ sung thêm vào những gì họ vừa nói để lấp đầy sự im lặng. Nếu bạn thấy họ có vẻ dè dặt, ngại ngùng, hãy giữ giao tiếp bằng mắt và gật đầu để khuyến khích họ tiếp tục.
Trong những tình huống mà bạn thấy người đối diện đang xúc động và cần giúp đỡ giao tiếp, hãy hỏi số điện thoại/địa chỉ/ngày sinh... của họ. Điều này có thể giúp họ thoát khỏi mớ cảm xúc hỗn độn kia và nói về những gì đã xảy ra dễ dàng hơn.
5. Nếu bạn muốn nhân viên lắng nghe mình
Nếu bạn quản lý một nhóm lớn, bạn có thể biết rằng rất khó để mọi người lắng nghe bạn hoặc làm những gì cần thiết. Bằng cách nói "Tôi cần sự giúp đỡ của bạn", bạn sẽ dễ thu hút người khác hơn bởi mọi người đều muốn cảm thấy mình được cần đến, tạo ra ảnh hưởng tại nơi làm việc. Câu nói này của bạn khiến họ cảm thấy được trân trọng, thấy việc mình làm ý nghĩa với bạn.
Tương tự như vậy, nếu bạn cần ai đó thay đổi cách họ đang làm điều gì , hãy nhờ họ giúp đảm bảo rằng những người khác đang làm điều đó một cách chính xác. Thay vì buộc tội người đó làm sai điều gì, hãy giao cho họ trách nhiệm trở thành tấm gương tích cực cho người khác noi theo. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy được tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
6. Khi bạn phải bảo ai đó dừng việc họ đang làm
Thay vì la mắng ai đó vì họ đã và đang làm điều sai, hãy tạo cơ hội để người đó có thể giả vờ rằng họ không biết về quy tắc và giúp họ không bị mất mặt. Chiến lược này sẽ hoạt động tốt trong một số tình huống. Điều quan trọng là xây dựng ra trong đầu những lời biện minh bác ái nhất cho những hành vi sai trái của ai đó, sau đó cho họ cơ hội để giải thích.
7. Giành chiến thắng trong một cuộc tranh luận
Đối với nhiều người, biết cách giành chiến thắng trong một cuộc tranh cãi giống như một siêu năng lực. Thay vì tranh cãi với ai đó ngay từ đầu, hãy tìm một điều gì đó khiến người đối diện bạn đồng ý trước, sau đó, đưa quan điểm của bạn ra. Bạn có thể thêm vào những câu như "Tôi hiểu", "Bạn nói đúng" nhằm khiến đối phương cảm thấy thực sự hài lòng về bất cứ điều gì họ vừa khám phá ra, thay vì khiến bạn trông như một kẻ biết tuốt.
8. Nếu bạn cần ghi nhớ điều gì đó
Nếu bạn không có điện thoại để đặt báo thức cho một việc cần làm, hãy nghĩ đến việc đó khi làm một việc khác đặc biệt bất thường. Điều này sẽ giúp bạn ghép nối ký ức với điều bất thường đó để nhớ nhanh hơn.
Ví dụ: Nếu bạn cần nhớ đổ rác trước khi đi ngủ, hãy đặt gối của bạn ở một nơi bất ngờ như dưới chân giường. Khi bạn bước vào phòng ngủ và nhìn thấy chiếc gối, bạn sẽ nhận ra rằng đã đến lúc phải đổ rác.
9. Khi bạn cần dừng lại cuộc trò chuyện
Bạn từng rơi vào tình huống vô tình đụng phải người quen và chỉ muốn vô hình mà bước đi tiếp thay vì phải chào hỏi? Đây là cách mà bạn có thể học theo:
Bạn: Ồ, xin chào! Cậu vẫn khỏe chứ?
Họ: Cảm ơn, tôi vẫn ổn. Bạn có khỏe không?
Bạn: Tôi ổn. Tôi đang trên đường đến (bất cứ nơi nào bạn hướng đến) để (lý do bạn lại đến đó). Cậu đang đi đâu đó?
Họ: (Giải thích chi tiết hơn về việc mình đang đi đâu và tại sao) Vậy không giữ cậu lại lâu nữa. Chúc một ngày tốt lành!