Khi nói chuyện với người khác, hãy bớt nói về 3 điều này. Người khôn ngoan biết giấu mình, biết đâu là điều nên và không nên nói.
Trong cuộc sống này, sự tương tác giữa mọi người với giống như một bữa tiệc. Trong bữa tiệc ấy, một số người bắt đầu nói về bất cứ điều gì vì tìm được chủ đề chung và một số người khiến bầu không khí trở nên khó xử vì những lời dại dột, gây ấn tượng xấu cho người khác, thậm chí còn tự chuốc lấy rắc rối cho mình.
Người ta nói khi gặp ai đó, bạn chỉ nên nói ra 3 phần những suy nghĩ thay vì bộc bạch hết cả trái tim. Bớt nói với người khác 3 điều sau đây là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình.
1. Trải nghiệm đau đớn trong quá khứ
Có câu nói rằng: "Đừng bao giờ phàn nàn với ai cả vì 80% mọi người không quan tâm và 20% người còn lại đang cười nhạo bạn."
Trên đời này, khó có sự đồng cảm thực sự. Khi bạn phàn nàn với người khác, người khác có thể không muốn lắng nghe. Suy cho cùng, trong mối quan hệ nào cũng vậy, bạn vẫn phải là người chịu đựng những nỗi đau của mình, không ai có thể làm giúp hay chịu đựng mọi thứ thay bạn.
Hơn nữa, những lời phàn nàn của bạn có thể không nhận được sự thông cảm từ người khác, thậm chí trở thành chủ đề bàn tán của ai kia, thu hút sự chế giễu. Làm sao người khác có thể cảm nhận nỗi đau nếu kim không chạm vào cơ thể họ?
Trong thế giới người lớn, được người khác hiểu là một điều may mắn và nếu không có, đó cũng là chuyện thường tình. Cuộc sống thực sự không dễ dàng và bạn chỉ có thể tự mình vượt qua nó, học cách tự chữa lành những vết thương. Càng buồn đau, càng bối rối, càng trăn trở thì càng phải gác lại ham muốn phàn nàn, dùng chính thời gian và sức lực đó để chữa lành vết thương, điều chỉnh tâm lý và vượt qua bóng tối.
2. Điều kiện vượt trội
Mọi người tưởng chừng như bình đẳng nhưng thực tế lại không như vậy. Khoảng cách giàu nghèo là điều gì đó dường như khó có thể vượt qua, dễ chia cắt lòng người. Nếu bạn nói với người ngoài về sự giàu có của gia đình mình, bạn không chỉ thu hút sự ghen tị, chối bỏ mà còn có thể bị kẻ xấu "găm" vào trí nhớ.
Khoe khoang bản thân thường là khởi đầu của thảm họa. Nếu gia đình bạn có điều kiện ăn ngon, mặc đẹp và đi du lịch thường xuyên, hãy cứ tận hưởng và làm việc chăm chỉ, đừng nói chuyện với mọi người hay khoe khoang một cách trịch thượng. Sự giàu có, con cái hay tình yêu của bạn, tất cả đều không nên đem ra khoe. Bạn phải biết rằng những gì bạn chia sẻ không nhất thiết là những gì người khác muốn thấy.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, đó là một kiểu tự bảo vệ. Hãy kiềm chế nhất có thể, kiềm chế sự sắc bén và ít thể hiện hơn về cuộc sống của mình. Những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn không chỉ thu hút sự đố kỵ mà vô tình làm mất đi phước lành của bạn và tạo ra không ít rắc rối.
3. Mâu thuẫn trong gia đình
Như người ta vẫn nói, chuyện gia đình vốn không nên công khai. Cho dù đó là mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu, vợ chồng cãi nhau hay đầu tư thất bại, hãy cố gắng nói chuyện với người ngoài càng ít càng tốt về những vấn đề rắc rối trong nhà. Đóng cửa bảo nhau sao cho khéo, đó mới là cách sống khôn ngoan.
Những mâu thuẫn trong gia đình cần được giải quyết từ từ, những rắc rối trong công việc cần được cải thiện bằng cách tìm cách giải quyết. Dù gia đình bạn có gặp phải rắc rối thế nào thì cũng đừng để người khác đem ra bàn tán, cười nhạo bạn sau bữa ăn tối.
Khen ngợi các thành viên trong gia đình nhiều hơn, thấu hiểu và bao dung nhau hơn, tránh xung đột xảy ra thay vì đem kể khắp nơi về những vấn đề của gia đình là chìa khóa để có một cuộc sống hạnh phúc. Cuộc sống là một sự rèn luyện và điều bạn cần trau dồi là một trái tim trong sáng và tĩnh lặng.
Con người ta mất 3 năm học nói nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Trong những tình huống nhất định, im lặng là để bảo vệ trái tim mình, im lặng là tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác.