Bức ảnh chụp bố ăn cùng 2 con, tưởng bình thường nhưng lại chứa điều khiến chị em "đỏ mắt"

Ngày 29/05/2019 13:00 PM (GMT+7)

Một lát sau bạn nhỏ áo chấm hoa xanh mới hỏi anh là: "Bố ơi sao bố không cho mẹ đi cùng hả bố?". Anh trả lời rất nhỏ nhẹ: "Mẹ đi làm đêm về mệt lắm phải để cho mẹ ngủ chứ, lát bố sẽ mua về cho mẹ con ạ".

Một cuộc hôn nhân muốn bền chặt, hạnh phúc cần có rất nhiều yếu tố, dĩ nhiên không thể thiếu được tình yêu. Một nghiên cứu của giáo sư Adam Galovan đã từng chỉ ra rằng gia đình hạnh phúc là gia đình có người đàn ông tham gia vào công việc nhà. 

Mới đây, một đoạn tâm sự cũng về chủ đề trên đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn mạng xã hội. 

"Bố ơi! Sao bố không cho mẹ đi? 

Chiều nay ngồi ở quán chè thì gặp anh bố trẻ này dẫn theo hai bạn nhỏ vào quán. Mình cũng không để ý lắm đến khi anh gọi chè ra cho hai bạn nhỏ thì mới biết anh là một người bố chu đáo.

"Em ơi cho anh hai chè ít đá và vừa ngọt thôi nhé còn cốc của anh thì thế nào cũng được."

Bức ảnh chụp bố ăn cùng 2 con, tưởng bình thường nhưng lại chứa điều khiến chị em amp;#34;đỏ mắtamp;#34; - 1

Bức ảnh chụp cảnh người bố đang cho hai con ăn chè. 

Mình bắt đầu có chút ấn tượng về anh từ lúc ấy, sau đó nhìn cách anh đút chè cho hai bạn nhỏ ăn phải nói là khéo thật sự luôn. Một lát sau bạn nhỏ áo chấm hoa xanh mới hỏi anh là: "Bố ơi sao bố không cho mẹ đi cùng hả bố?". Anh trả lời rất nhỏ nhẹ: "Mẹ đi làm đêm về mệt lắm phải để cho mẹ ngủ chứ, lát bố sẽ mua về cho mẹ con ạ".

Bé lại quay ra hỏi sao bố cũng đi làm cùng mẹ mà bố không buồn ngủ. Anh cười nhẹ nhàng và nói bố là siêu nhân rồi, bố phải thức để còn đưa các con đi chơi chứ. Lát sau anh gọi thêm một cốc chè chắc mang về cho vợ và dặn hai đứa bé, các con nhớ về không được giành đồ chơi rồi cãi nhau nhé, để bố còn nấu cơm cho mẹ các con ngủ; ngoan nghe lời mai bố lại đưa hai đứa đi ăn chè rồi đi chơi.

Hai bạn nhỏ thấy vậy gật đầu túi bụi. Thế mới bảo trong cuộc sống chẳng cần người phải nói lời yêu thương nhưng mong người ấy sẽ hiểu gia đình dù không ấm cúng đi nữa nhưng vẫn là một gia đình, nơi mà người chồng sẵn sàng chia sẻ mọi việc với vợ."

Bức ảnh chụp bố ăn cùng 2 con, tưởng bình thường nhưng lại chứa điều khiến chị em amp;#34;đỏ mắtamp;#34; - 2

Ông bố còn cẩn thận cúi xuống để đi từng chiếc dép cho cô con gái nhỏ. 

Tâm sự ngay sau khi được chia sẻ đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía cộng đồng mạng. Các chị em đọc được những dòng này đều không khỏi xúc động, những người đang lo sợ về cuộc sống hôn nhân thì có thêm động lực và cái nhìn tích cực. 

"Ôi hoá ra đàn ông tốt vẫn còn các chị ạ."

"Đấy! Chẳng phải công việc nặng nhọc gì mà chỉ cần thế này thôi là đã giá trị hơn bao lời nói sáo rỗng rồi. Anh chồng này tuyệt vời quá". 

"Chỉ mong các anh đàn ông thấu hiểu, san sẻ với vợ một chút thôi, vậy là chúng tôi đã vui lắm rồi". 

Bên cạnh đó, một số người thậm chí còn bi quan và cho rằng có lẽ câu chuyện này chỉ là một sự tưởng tượng, tác phẩm trong lúc rỗi rãi, "trí tưởng tượng bay xa" của một ai đó. Tuy nhiên tại sao chúng ta lại mất niềm tin về hôn nhân như vậy nhỉ, dù có không phải là chuyện thật thì đây vẫn là một tâm sự đáng để nhiều người cùng suy ngẫm. 

Cánh mày râu ạ, nếu các anh thực lòng yêu thương vợ mình, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là san sẻ việc nhà, chăm sóc con cái cùng vợ. Đó không phải điều to tát hay nặng nhọc gì mà hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như nhặt rau giúp vợ thay vì dán mắt vào chiếc tivi xem bóng đá, phơi quần áo trong lúc vợ bận cho con ăn ... 

Phụ nữ thực ra rất dễ hiểu. Họ có thể động lòng và cảm thấy hạnh phúc với những hành động, cử chỉ nho nhỏ như vậy. Cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau chăm sóc con cái, chứng kiến chúng từng bước lớn lên, trưởng thành chẳng phải là niềm hạnh phúc nhất thế gian này sao? 

Vợ vừa bế con vừa ăn, chồng thảnh thơi như người son rỗi, bức ảnh gợi lên nhiều suy ngẫm
Có người đã nói, chính việc trở thành một bà mẹ đã cho họ sức mạnh làm những việc bình thường họ không thể tin mình có thể làm được. Từ mang nặng đẻ...
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cư dân mạng