Thay con nhiếp chính, Thái hậu ngoại tình với kẻ thù rồi giết không nương tay

Ngày 30/09/2018 11:38 AM (GMT+7)

Bấy giờ Nghĩa Cừ Vương, thủ lĩnh nước Hung Nô sau khi Tần Huệ Vương qua đời liền có ý đồ phản lại triều Tần. 6 nước bên ngoài luôn dòm ngó rình nước Tần sơ hở, bên trong triều chính lại chưa ổn định, Tuyên Thái hậu không thể để người Hung Nô nổi dậy lúc này.

Từ thê thiếp nhỏ bé tới Thái hậu quyền lực

Cho đến ngày nay, một số tài liệu vẫn cho rằng, Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa phong kiến. Song theo nhiều nhà sử học, Tuyên thái hậu mới là nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Tuyên Thái hậu (? - 265 TCN) là Thái Hậu nước Tần thời Chiến Quốc. Tên thật, cuộc sống lúc thời niên thiếu của bà không được ghi chép lại, người ta chỉ biết bà họ Mị và là người nước Sở. Bà là phi tần của Tần Huệ Văn vương Doanh Tứ, mẫu thân của Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc.

Bấy giờ trong cung Tuyên Thái Hậu chỉ là một phụ nữ có địa vị khá thấp được gọi là Tú Bát Tử. Xét trong 8 bậc được chia trong hậu cung của các triều Tần  gồm: Hoàng hậu, phu nhân, mỹ nhân, lương nhân, bát tử, thất tử, trưởng sử, thiếu sử thì đây chỉ là một tước hiệu nằm ở tầm trung.

Dù có địa vị không cao nhưng Tuyên Thái Hậu lại là mỹ nhân rất được Tần Huệ Vương sủng ái. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng con cái mà Tuyên Thái Hậu sinh cho Tần Huệ Vương. Bà đã có với Tần Huệ Vương 3 người con trai và nhiều biến cố xảy ra đã giúp một trong những người con trai của bà được lên ngôi vị cao nhất thiên hạ.

Thay con nhiếp chính, Thái hậu ngoại tình với kẻ thù rồi giết không nương tay - 1

Dù có địa vị không cao nhưng Tuyên Thái Hậu lại là mỹ nhân rất được Tần Huệ Vương sủng ái. (Ảnh minh hoạ)

Vương hậu của Tần Huệ Vương ghi ấy luôn ghen tỵ với những người phụ nữ được chồng sủng ái. Bà đã tìm cách đưa con trai đầu của Tú Bát Tử là Doanh Tắc đến nước Yên làm con tin để trả thù. Song đây lại chính là người sau này sẽ trở về làm vua nước Tần.

Tần Huệ Vương qua đời, con trai trưởng là Tần Vũ Vương lên ngôi. Tuy nhiên, lên ngôi không được bao lâu thì vị hoàng đế bị đánh giá là kém cỏi này đã qua đời. Vì không có con trai nên những người anh em của Tần Vũ Vương đương nhiên trở thành ứng cử viên sáng giá cho ngôi báu.

Đứng trước cơ hội có 1 không 2, rất nhiều người đã thực hiện những toan tính nhằm có thể đưa người nhà lên ngôi Hoàng đế, trong đó nổi bật là vợ cùng mẹ của Tần Vũ Vương và bên còn lại là Tú Bát Tử.

Để chuẩn bị cho kế hoạch lớn, Tuyên Thái Hậu bí mật liên hệ với nước Yên và Triệu để hai nước này mang quân bao vây bên ngoài tạo thanh thế cho mình, cùng lúc đề xuất đưa con trai cả Doanh Tắc từ nước Yên trở về lên ngôi, sử sách gọi là Tần Chiêu Tương Vương.

Cộng với thế lực bên trong của người em cùng mẹ khác cha Ngụy Nhiễm tạo dựng được, phần thắng trong cuộc chiến vương quyền đã thuộc về phe Tuyên Thái hậu. Doanh Tắc được đưa từ nước Yên trở về và lên ngôi. Ngụy Nhiễm nhờ có công giúp Tuyên Thái Hậu đưa con trai lên ngôi vương nên được phong làm Tướng quân.

Tú Bát Tử từ một người thiếp nhỏ bé trong hậu cung bỗng trở thành vị thái hậu quyền lực nhất với danh xưng Tuyên Thái Hậu.

Thay con nhiếp chính, làm người tình của kẻ thù

Sau khi con trai là Tần Chiêu Tương Vương lên ngôi, Tuyên Thái Hậu vì Hoàng đế tuổi còn nhỏ nên đã thay mặt toàn quyền đứng ra xử lý triều chính.

Bấy giờ Nghĩa Cừ Vương, thủ lĩnh nước Hung Nô sau khi Tần Huệ Vương qua đời liền tỏ ra kiêu ngạo, có ý đồ phản lại triều Tần. 6 nước bên ngoài luôn dòm ngó rình nước Tần sơ hở, bên trong triều chính lại chưa ổn định, không thể để người Hung Nô nổi dậy lúc này.

Trong tình thế đó, Tuyên Thái Hậu đã có sách lược mà đến nay vẫn vấp phải không ít lời chỉ trích. Bà đã làm người tình của chính Nghĩa Cừ Vương trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, Tuyên Thái Hậu còn có với Nghĩa Cừ Vương tới 2 người con.

Thay con nhiếp chính, Thái hậu ngoại tình với kẻ thù rồi giết không nương tay - 2

Không thể để người Hung Nô nổi dậy lúc này, Tuyên Thái hậu đã quyết làm người tình của chính kẻ thù. (Ảnh minh hoạ)

Trong mấy chục năm ngoại tình vì mục đích chính trị ấy, Tuyên Thái hậu cũng củng cố sức mạnh của triều đình. Khi nước Tần bắt đầu ổn định và vững mạnh trở lại, Tuyên Thái Hậu đã thực hiện nốt kế hoạch lâu nay của mình.

Hôm đó Tuyên Thái hậu hẹn người tình là Nghĩa Cừ Vương ở cung Cam Tuyền. Song lần này, bà không đón tiếp ông bằng những cuộc hoan lạc như trước mà đã ra lệnh cho binh sĩ phục sẵn, đợi khi Nghĩa Cừ Vương vừa tới là giết ngay.

Hành động này của Tuyên Thái Hậu đã cho thấy, việc chấp nhận làm người tình của kẻ thù suốt mấy chục năm qua chỉ là một phần trong kế hoạch lớn của bà. Với Tuyên Thái hậu, việc này đều là vì xã tắc, không phải chút tình cảm cá nhân.

Về 2 người con chung của Tuyên Thái Hậu và Nghĩa Cừ Vương, sử sách không ghi chép lại. Có người nói rằng, cả 2 người con này đều bị Tuyên Thái Hậu giết chết cùng với Nghĩa Cừ Vương; có người lại nói, Tuyên Thái Hậu đã không ra tay vì dù sao đó cũng là những đứa con do bà dứt ruột đẻ ra.

Dẹp bỏ được mối lo bị Hung Nô tấn công, nước Tần nhanh chóng quay trở lại với mục tiêu lớn hơn đó là thống nhất Trung Quốc.

3 lời trăn trối của con dâu khiến Từ Hy Thái hậu vừa run sợ vừa hổ thẹn 
Nàng luôn khiến vua Quang Tự cảm thấy có được một điểm tựa tinh thần, một tri kỷ vừa có thể trò chuyện tâm tình, vừa có thể cùng nhau bàn chuyện quốc...
Theo Diệu Ly
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử