Nhắc đến Độc Cô Hoàng hậu, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của người phụ nữ tôn thờ chế độ một vợ một chồng, thậm chí sẵn sàng ra tay với bất cứ ai có ý đến gần chồng mình.
Người đàn bà thủy chung son sắt, tài sắc vẹn toàn
Độc Cô hoàng hậu hay Văn Hiến hoàng hậu là vị Hoàng hậu duy nhất dưới thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Nhắc đến Độc Cô Hoàng hậu, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh của người phụ nữ tôn thờ chế độ một vợ một chồng, thậm chí sẵn sàng ra tay với bất cứ ai có ý đến gần chồng mình.
Độc Cô Hoàng hậu vốn xuất thân danh giá, là con gái của Độc Cô Tín, một vị khai quốc công thần của Bắc Chu. Bà cũng là người được học hành đến nơi đến chốn.
Vì quý mến chàng trai tên Dương Kiên, con trai trưởng của Dương Trung Đại tướng quân, Độc Cô Tín quyết gả con gái rượu cho anh ta. Sau này, khi Dương Kiên lên ngôi nhờ được lòng dân, ông đã lập Độc Cô thị làm hoàng hậu.
(Ảnh minh họa)
Độc Cô hoàng hậu được đánh giá cao là người có tài trí hơn người. Bà luôn đặt sự hưng thịnh của quốc gia lên hàng đầu, coi dân như con. Chính bởi vậy mà Hoàng đế vẫn luôn dành một sự kiêng nể nhất định với bà. Thậm chí, một số việc triều chính bà cũng được quyền can dự.
Một lần, những người nước ngoài đến Trung Quốc buôn bán có mang theo một hạt minh châu vô cùng giá trị. U châu Tổng quản là Âm Thọ ngỏ ý muốn tặng cho Độc Cô Hoàng hậu song bà nhất định từ chối và nói rằng: "Đó không phải thứ ta cần. Đất nước còn nhiều thù địch, tướng sĩ còn gian lao vất vả, hãy dùng số tiền đó thưởng cho người có công".
Bà cũng là người tôn thờ chủ nghĩa “nhất phu nhất thê” từng gây nhiều tranh cãi thời bấy giờ chốn hậu cung. Không đủ quyền lực để đưa ra định chế trong xã hội trọng nam khinh nữ, bà luôn tìm mọi cách để có thể thay đổi suy nghĩa của vua cũng như các quan đại thần trong triều.
Chế độ “nhất phu nhất thê”
Độc Cô Hoàng hậy cho rằng việc lập thiếp, sinh con chính là mầm họa cho gia đình và xã tắc sau này. Theo bà, khi có năm thê bảy thiếp, sẽ không thể tránh khỏi những mối bất hòa phát sinh. Hơn nữa, việc này cũng khiến các quan đại thần tốn nhiều công sức cũng như tiền bạc vào việc tề gia. Như vậy sao có thể còn thời gian để chuyên tâm vào việc quốc gia đại sự.
Với Hoàng đế, nếu chỉ biết ngày đêm hoan lạc với hàng ngàn cung tần mỹ nữ trong tam cung lục viện, liệu có còn sức và lực để lo việc chính sự, bình thiên hạ?
Chính bởi những lý lẽ đó mà bà kịch liệt phản đối chuyện đàn ông năm thê bảy thiếp đối với đàn ông. Sau khi được sắc phong Hoàng hậu, bà đã yêu cầu vua Văn Đế không được quá ham mê sắc dục, thuyết phục các quan đại thần và dân chúng thấy cái hại của chế độ đa thê.
Thậm chí, bà còn thuyết phục Hoàng đế đưa hình phạt giáng chức hoặc phế đối với các đại thần trong triều vợ chưa chết mà lấy vợ khác và có con.
Độc chiêu giữ chồng hiểm ác
Ảnh minh họa
Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có nhiều cống hiến cho sự hưng thịnh của đất nước song Độc Cô Hoàng hậu lại rất hiểm độc. Trong chốn thâm cung, các cung tần mỹ nữ cũng khó có cơ hội nhìn thấy Hoàng thượng dù chỉ một lần chứ chưa dám nghĩ tới việc được ân sủng.
Một lần khi Độc Cô Hoàng hậu bệnh nhẹ đang ở trong cung nghỉ ngơi, vua Tùy đã cùng đám nội thị đi hầu lẻn tới thăm các cung, viện. Tới cung Nhân Thọ, một cung nữ trẻ tuổi khi thấy Tùy Văn Đế liền sợ hãi cúi đầu. Nhưng chính sự đáng yêu đó đã khiến trái tim Hoàng đế lạc nhịp mà nổi lòng ham muốn bèn ân sủng.
Độc Cô Hoàng hậu khi biết chuyện đã rất tức giận, nhân lúc Văn Đế ra ngoài liền đích thân đến nơi sai người đánh chết Uất Trì. Hoàng đế biết tin vô cùng tức giận song vì nể sợ bà nên đành dong ngựa bỏ lên núi giải sầu.
Ngay với con trai cả của mình là Dương Dũng, bà cũng không hài lòng vì chuyện năm thê bảy thiếp mà lại dành tình cảm cho con thứ là Dương Quảng. Khi thái tử phi Nguyên thị bất ngờ qua đời, Độc Cô Hoàng hậu nghi rằng là do ái thiếp của Dương Dũng nảy sinh lòng đố kỵ mà ra tay, bà liền cho người giết luôn Vân thị và ghét bỏ Dương Dũng.
Dương Quảng biết được tình hình, bèn giả vờ hiếu thuận để lấy lòng Độc Cô Hoàng hậu. Sau đó bà đã tạo áp lực để Hoàng đế phế Dương Dũng, lập Dương Quảng lên làm thái tử. Dương Quảng khi lên ngôi lấy hiệu là Tùy Dạng Đế.