Nghẹn ngào thơ TS Lê Thống Nhất viết về cây bị chặt ở HN

Ngày 20/03/2015 11:21 AM (GMT+7)

Những vần thơ đầy cảm xúc, đầy sâu lắng của Tiến sĩ Lê Thống Nhất đã thực sự chạm tới trái tim của người đọc, những người từng sống, từng biết tới Hà Nội qua những tán cây mát rượi.

Mỗi ngày trôi qua, những tán cây ở thủ đô Hà Nội bị chặt, bị đốn hạ lại khiến trái tim bao con người đau xót. Tình cảm gắn bó giữa người và cây cũng giống như sự gắn bó giữa người với người, sống gần sao xa mà không nhớ. Mỗi cây bị hạ là lại khiến người ta nhức nhối khôn nguôi. Mất đi cây, mất đi bóng mát là mất đi những kỉ niệm đẹp, những kí ức về thủ đô Hà Nội. Thế nên, từ ngày câu chuyện chặt cây ở Hà Nội xôn xao cộng đồng, đã có khá nhiều những bài viết, những vần thơ chia sẻ cảm xúc và tình cảm chân thành dành cho cây.

Tiến sĩ Lê Thống Nhất, vị Tiến sĩ có tâm hồn nghệ sĩ vì xót xa trước cảnh đốn hạ cây ở Hà Nội mà đã viết lên những vần thơ đầy cảm xúc thế này:

Hà Nội và cây...

Hà Nội không còn tiếng ve

Không tán cây che hè phố

Hà Nội không mùi hoa sữa

Ban trưa đổ lửa lên đầu

**

Hà Nội sấu chẳng còn đâu

Ngẩn ngơ nỗi sầu con gái

Hà Nội giỏ xe trống trải

Nơi đâu sót lại phượng hồng

**

Hà Nội lạnh ngắt đêm đông

Con gió chạy không gì cản

Hà Nội mùa thu sạch lắm

Lá vàng cũng chẳng hề rơi

**

Bao bài hát hay một thời

"Xào xạc" thành lời khó hiểu

Bao vần thơ vương nhịp điệu

Hương thầm vắng thiếu trên tay

**

Bao bức tranh vẽ hôm nay

Chẳng còn bóng cây quen thuộc

Con hè chỉ còn hàng cột

Trên đầu dây buộc ngổn ngang

**

Hà Nội cây non xếp hàng

Đồng phục là vàng tâm đấy

Tiện lợi và hay biết mấy

Khỏi treo biển nói cây gì...

**

Thời gian rồi cũng trôi đi

Cây non sẽ thành cổ thụ

Đời chắt học theo sách cũ

Chặt cây mọi phố, lại trồng...

Tiến sĩ tâm sự, từ hôm nghe dự án chặt cây ở Hà Nội mà lòng buồn không yên, gần như không làm được việc gì, chỉ ngồi viết được những dòng tâm sự, những vần thơ để gửi gắm tâm tư của mình trên Facebook cá nhân.

"Tối qua sau khi đọc nhiều bài báo nói về chuyện Hà Nội chặt cây, phải nói là mình rất bức xúc. Mình muốn phát biểu gì đó về việc này. Thế là quyết định viết dưới dạng ...thơ. Tứ chủ yếu của bài này là tưởng tượng ra cảnh Hà Nội thiếu vắng cây, dù bây giờ trồng mới... Cây xanh Hà Nội không chỉ là lá phổi của Thủ Đô mà là kỷ niệm không thể nhạt phai của biết bao thế hệ. Điều đó đã đi vào trái tim rất nhiều người và đi vào thi ca nhạc hoạ...

... Nếu chuyện chặt đốn 6700 cây được thực hiện thì chúng ta còn hoài niệm về những hàng cây và chờ vàng tâm lớn lên trong mấy chục năm nữa. Và mình giật mình... mai kia cháu chắt lại chặt nữa thì sao?".

Lời thơ khiến người đọc nghẹn ngào, nhớ nhung cây như nhớ nhung tình cũ. Mai này cây sẽ lớn nhưng phải đến bao giờ? Cây mới mọc lên, bao nhiêu năm nữa ta lại được nhớ về cây, những con đường ngợp bóng mát. Những bài hát 'mùa thu Hà Nội', những câu hát xao xuyến lòng người đã trở nên khác lạ, không còn da diết và cồn cào như bao buổi ta nghe.

Tiến sĩ Lê Thống Nhất đã gửi gắm tấm lòng, sự chân thành của mình vào những vần thơ khiến lòng ta không thể thôi nhức nhối!

Bài thơ vừa đăng lên, đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các bạn bè, độc giả. Thử hỏi, tình yêu cây có đong đếm được không?

Nghẹn ngào thơ TS Lê Thống Nhất viết về cây bị chặt ở HN - 1

Nghẹn ngào thơ TS Lê Thống Nhất viết về cây bị chặt ở HN - 2

Ảnh chụp từ Facebook nhân vật

Mỗi câu thơ, mỗi vần đều gửi gắm những tâm sự, những nỗi lòng và cảm xúc của người viết. Nếu ai đã từng sống, gắn bó, hoặc thậm chí chỉ từng đến thăm Hà Nội cũng không thể nào quên được những con đường rợp mát bóng cây. Con đường ấy bao năm được cây che mát mà mỗi lần người ta đặt chân đến chỉ muốn nhắm mắt lại, hít thở thật sâu, giang tay ra đón lấy cái thanh bình, cái yên ả của Thủ đô.

Những câu sấu, những hàng hoa sữa, những đóa bằng lăng, người ta đã và đang sợ chúng sẽ mất đi, sẽ không còn những hồi ức đẹp. Mùa thu hoa sữa nồng nàn, mùa hạ bằng lăng nở tím một vùng trời, hỏi nơi đâu đẹp được hơn Hà Nội? Rồi đây, tìm ở đâu bóng dáng xưa, kỉ niệm xưa, dĩ vãng xưa cũng đã nhạt nhòa!

Tiến sĩ Lê Thống Nhất gửi gắm tâm tự, tình cảm của mình trong từng câu chữ. Chỉ đọc thôi đã thấy nhói lòng. Bài thơ là cảm xúc nhưng cũng giống như một lời van xin, ai ơi đừng chạy cây, ai ơi đừng hạ cây, hãy để cây vững vàng như bao năm về trước, sống hiên ngang, bất khuất, kiên định cùng con người Thủ đô.

Để rồi đến cuối cùng, Tiến sĩ phải thốt lên bằng một giọng điệu như cầu xin đừng chặt cây nữa, như một lời thổn thức, tạm biệt chia xa như lúc chia ly một người bạn thân tình, bằng hữu mà nước mắt nghẹ ngào. Gửi gắm rằng, hãy trả lại Hà Nội như hiện tại vốn có của chúng ta. Xin trích lược những vần thơ đầy cảm xúc của tác giả:

"Hàng cây tan nát...Đã đưa về chốn nào?

Lòng như đau cắt ...mắt ai lệ bỗng trào

Từng cây như thế...nỡ sao chặt đốn nhào

Cây ơi...cây ơi! Biết cây giờ này nơi nao?

**

Tháng tháng năm năm trôi qua

Dĩ vãng thay cây trôi xa

Lòng ai vẫn đau...xin hát ru cây bài ca..."

(Chế lời mới theo 'Bản Tình ca du mục')

Trước đó, dự án chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người bức xúc, chia sẻ những tâm tư của mình khi Hà Nội bị 'thay lá'. Những vần thơ của Tiến sĩ Lê Thống Nhất chính là một trong những lời gửi gắm tình cảm chân thành giống như bao người muốn giữ Thủ đô với những hình bóng xưa...

Tiến sĩ Lê Thống Nhất:

Tiến sĩ Lê Thống Nhất, sinh ngày 14/01/1955 tại TP Nam Định, nguyên quán: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An.Nghẹn ngào thơ TS Lê Thống Nhất viết về cây bị chặt ở HN - 3 Nghẹn ngào thơ TS Lê Thống Nhất viết về cây bị chặt ở HN - 4Nghẹn ngào thơ TS Lê Thống Nhất viết về cây bị chặt ở HN - 5

Nguyên học sinh Khối Chuyên Toán (1969 – 1972) , tốt nghiệp Khoa Toán Đại học Vinh tháng 8 năm 1976 và  giảng dạy tại  Khoa Toán, Khối Chuyên Toán, Đại học Vinh đến tháng 12 năm 1996.

Bảo vệ luận án tiến sĩ về phương pháp giảng dạy toán năm 1996. Bên cạnh công việc đang đảm nhiệm, TS Lê Thống Nhất được được biết đến với vai trò là một người làm báo, làm thơ… Đồng thời TS Lê Thống Nhất là một người nổi tiếng trong việc giảng dạy một cách cuốn hút người nghe.

Mộc Châu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan