Trong khi theo luật lao động, người ta còn cho nhân viên nghỉ tới nửa năm.
Vậy mà mới sinh xong một tháng, mẹ chồng đã bảo là, để cháu ở nhà cho mẹ trông, buổi trưa về cho con bú rồi tranh thủ kiếm tiền nuôi con.
Tôi lấy chồng, gia đình chồng và tôi cũng chẳng phải khá giả gì. Tôi và chồng yêu nhau từ hồi học đại học, vì hoàn cảnh cũng khó nên chúng tôi quyết định thuê một phòng trọ nhỏ ở Hà Nội để làm việc. Thời gian ấy, chúng tôi phải tiết kiệm nhiều, vì hoàn cảnh nên không được phép phung phí. Ngày cưới, tôi không được gia đình chồng hào hứng đó nhận, vì thú thực, bố mẹ anh không ưng tôi lắm do tuổi tác. Và con trai họ lại đẹp trai, nhìn được mã nên muốn có một cô gái giàu có tí. Còn tôi thì lại nghèo. Nhưng trước sự kiên quyết của hai đứa, bố mẹ cũng phải bó tay đồng ý cho chúng tôi lấy nhau.
Tôi luôn nghĩ, mình sống ở nhà trọ chứ có về quê mấy, hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm lập nghiệp trên thành phố. Không va chạm mẹ chồng con dâu thì có gì mà phải lo lắng nhiều.
Tôi có nói với mẹ rằng, tôi ở nhà trông con, đang thời gian cữ nên mẹ không cần lên nhưng mẹ cứ nhất định không đồng ý. (ảnh minh họa)
Rồi tới ngày tôi sinh, vì bố mẹ tôi già yếu nên không thể lên chăm sóc tôi được, mẹ anh phải lên chăm cháu nội. Những ngày biết tin mẹ lên, tôi áp lực vô cùng. Nghĩ cảnh phải sống cùng một bà mẹ chồng không ưa mình, với tôi đúng là quá khó khăn. Tôi sợ những câu nói cáy móc, sợ những lời đàm tiếu và sợ ánh mắt soi mói của mẹ nhìn tôi.
Tôi có nói với mẹ rằng, tôi ở nhà trông con, đang thời gian cữ nên mẹ không cần lên nhưng mẹ cứ nhất định không đồng ý. Mẹ bảo lên chăm cháu mẹ, chứ có phải chăm con tôi đâu mà tôi lo. Rồi những ngày mẹ lên, được tầm 1 tháng sau khi tôi sinh, mẹ giục tôi đi làm. Tôi bảo, công ty cho nghỉ đẻ 6 tháng thì cứ ở nhà mà nghỉ, trông con chứ sao phải đi làm sớm. Nhưng mẹ gắt gỏng, mẹ tỏ thái độ bảo tôi lười biếng. Mẹ còn bảo, 6 tháng nghỉ thì chồng tôi làm sao nuôi được cả nhà. Mẹ lên là chồng tôi cũng phải nuôi luôn.
Tôi không chịu thì mẹ nói với chồng tôi, bảo con dâu láo, không nghe lời mẹ chồng. Mẹ khóc lóc, ăn vạ, bảo chồng tôi là trước mẹ cản thì không nghe, giờ không dạy được vợ để con dâu cưỡi lên đầu. Cái gì mẹ cũng không hài lòng về tôi. Ở đây, ngoài việc chăm bế cháu, mẹ không động chân, động tay vào việc gì khác cả. Mẹ cứ để cho tôi phải giặt giũ, nấu nướng, còn mẹ ngồi bế cháu, dỗ cháu. Đáng lẽ, việc ấy phải do tôi làm, còn mẹ hộ tôi cơm nước, giặt giũ, vì ở cữ người ta còn kiêng. Thế mà mẹ chỉ biết ngồi không cho có.
Tôi buồn quá. Sống trong một căn nhà có 2 chục m, có 4 con người, 3 người lớn, vậy mà lại cãi nhau, không thể hòa thuận với nhau thì sống làm gì. Tôi nín nhịn, nghe theo lời mẹ và đi làm. Những ngày đầu thật sự vất vả với tôi, vì trưa nào tôi cũng phải về cho con bú. Lo cho sức khỏe của con, có hôm con ốm, tôi vừa đi làm vừa khóc vì thương con. Mẹ chồng nào biết chăm cháu, chỉ biết bế ẵm là xong, với lại các cụ cổ hủ, đâu biết được giờ trẻ nhỏ cần những gì, làm sao mới tốt.
Tôi cay đắng quá, chỉ muốn ôm con về nhà mẹ đẻ quách cho xong. Nhưng trót đi làm rồi, giờ không biết phải làm sao. (ảnh minh họa)
Đi làm sớm, ai cũng bảo tôi tham việc vì người ta đâu hay biết chuyện của gia đình tôi. Tôi chỉ cười trừ cho xong, vì bảo nhà cũng có bà chăm nên rảnh việc, lại gần gũi đây, không xa là mấy nên cũng muốn đi làm sớm. Với lại nghỉ lâu quá, công việc chồng chất cũng lo mất việc. Mọi người có vẻ hiểu cho tôi nhưng đó là những điều không thật lòng.
Người ta bảo, đi làm sớm, bây giờ không sao chứ sau này tôi sẽ cực lắm. Vì chân tay run rẩy, bệnh tật, người yếu, lại không kiêng cữ tốt thì gió máy sau này ảnh hưởng mọi thứ. Tôi cũng thấy sợ sợ vì nhiều người chủ quan, không kiêng cữ tốt nên bị ảnh hưởng khá nhiều. Nhưng làm sao được. Sống chung với bà mẹ chồng như thế, có lẽ đi làm còn nhẹ người hơn.
Tôi cay đắng quá, chỉ muốn ôm con về nhà mẹ đẻ quách cho xong. Nhưng trót đi làm rồi, giờ không biết phải làm sao. Giá như, mẹ chồng tốt với con dâu hơn một chút thì đây có lẽ không phải là gánh nặng mà lại là niềm vui, sự động viên của mẹ dành cho tôi. Mẹ chồng con dâu bao giờ mới nhẹ nhàng, tình cảm được với nhau. Hi vọng một ngày, người ta cũng chấp nhận mối quan hệ này giống như ruột thịt trong nhà vậy, đừng có bị rào cản ấy mà làm ảnh hưởng tới tình mẹ con. Thế mới là một gia đình hạnh phúc. Nhưng chờ đợi tới bao giờ?