Người khôn ngoan luôn biết cách từ chối công việc phỏng vấn mà không làm mất lòng ai

Kiên Nguyễn - Ngày 24/06/2021 18:50 PM (GMT+7)

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để bạn có thể từ chối vị trí công việc không phù hợp mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty mình muốn làm việc cùng.

Những cuộc phỏng vấn việc làm không chỉ là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm hiểu xem ứng viên có phù hợp với họ hay không mà còn là cơ hội để bạn xác định liệu vị trí đó có phù hợp với mình hay không.

Khi câu trả lời trở nên rõ ràng là “không”, bạn có thể đơn giản là trả lời nhà tuyển dụng như vậy và đi về hoặc khôn ngoan hơn là mở ra một cơ hội khác. Đặc biệt, nếu bạn thích công ty đó, việc duy trì mối quan hệ sẽ giúp họ nghĩ đến bạn đầu tiên khi có nhu cầu tuyển dụng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích:

1. Đừng bỏ ngay trước cuộc phỏng vấn

Người khôn ngoan luôn biết cách từ chối công việc phỏng vấn mà không làm mất lòng ai - 1

Khi bạn đã quyết định rằng vị trí đó thực sự không phù hợp với mình, điều quan trọng là phải thông báo cho nhà tuyển dụng biết càng sớm càng tốt để không gây ra bất tiện nào cho họ. Trừ khi có việc đột xuất không thể thay đổi, bạn nên đến buổi hẹn như kế hoạch hoặc chủ động liên hệ trước với phía công ty càng sớm càng tốt.

Gabrielle Woody, một chuyên gia tuyển dụng cho biết: “Điều đó rất không nên và bạn sẽ để lại những ấn tượng không đẹp trong lòng những nhà tuyển dụng…”

2. Trong lời từ chối, hãy nhắc khéo đến vai trò phù hợp hơn với bạn

Huấn luyện viên nghề nghiệp Jessica Hernandez khuyên bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình và kết nối với họ hoặc công ty của họ trên các trang tuyển dụng nếu bạn chưa có và lưu ý những vị trí phù hợp hơn mà bạn đang tìm kiếm.

Ví dụ: Nếu bạn muốn công việc có tính chất lãnh đạo nhiều hơn, Hernandez cho rằng bạn có thể nói những điều như: “Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về vị trí đó, tôi đã rất khó khăn để quyết định được rằng vai trò này hiện không thực sự phù hợp với tôi. Yếu tố lớn nhất khiến tôi quyết định rút lại ứng tuyển là mong muốn được làm một công việc có trách nhiệm lãnh đạo lớn hơn. ... Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã dành thời gian và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình phỏng vấn vừa qua. Tôi rất mong được làm việc cùng công ty ở một vị trí phù hợp hơn với thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Nếu tôi có thể phù hợp với bất kỳ vị trí nào anh/chị cần, hãy nhớ đến tôi”.

Woody cho biết, nếu một trong những lý do khiến bạn rút lui là thu nhập, bạn có thể nói thẳng về lý do này một cách khéo léo như: “Tôi có những gánh nặng tài chính phải thực hiện và nếu có một vị trí nào đó với mức thù lao cao hơn có thể giúp tôi ... ”

3. Đưa ra lời giới thiệu

Bạn muốn cách để duy trì một mối quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng? Hãy giới thiệu cho họ một ứng viên khác mà bạn tin tưởng cho vị trí này. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn coi công ty họ là nơi bạn sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè và đồng nghiệp làm việc. Điều này cũng có ích cho nhà tuyển dụng.

Hernandez cho biết, bạn có thể đề cập đến người mình muốn giới thiệu khi từ chối vị trí công việc đó bằng cách nói: “Tôi muốn giới thiệu A cho vị trí này. Tôi đã làm việc với cô ấy ở công ty B trong suốt 10 năm. Cô ấy có kinh nghiệm với vị trí mà bạn đang tìm kiếm. Tôi rất sẵn lòng chia sẻ thông tin liên hệ của cô ấy nếu anh/chị muốn kết nối với cô ấy. ”

4. Nếu bạn có thể, hãy từ chối trực tiếp

Người khôn ngoan luôn biết cách từ chối công việc phỏng vấn mà không làm mất lòng ai - 2

Woody cho biết nếu bạn quyết định từ chối, việc viết một email hồi đáp cũng không phải vấn đề song nếu bạn đã trải qua những cuộc phỏng vấn, sẽ tốt hơn khi bạn dành thời gian gọi điện cho người quản lý tuyển dụng hoặc gặp trực tiếp để nói với họ về quyết định này.

“Các cuộc điện thoại thực sự sẽ khiến bạn dễ được nhớ hơn. Điều này khiến nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn thực sự thật lòng. Riêng tôi cảm thấy có những thứ mà khi đọc một email, bạn sẽ không thể cảm nhận được rõ như khi trò chuyện”, Woody nói.

5. Sau khi từ chối, hãy chứng tỏ bạn vẫn thực sự quan tâm đến công ty

Để duy trì mối quan hệ với công ty bạn muốn có cơ hội làm việc cùng trong tương lai, hãy lưu email của người phỏng vấn hoặc kết nối với họ trên các kênh tìm việc để thỉnh thoảng có thể gửi tin nhắn cho thấy bạn vẫn luôn quan tâm đến công ty.

Trong tin nhắn của mình, bạn có thể đưa ra những điểm chung hoặc tin tức mới nhất về công ty như “Tôi vừa xem được một bài báo và nó khiến tôi nhớ lại điều gì đó chúng ta đã nói về…” hoặc “Ồ! Tôi đã thấy công ty tăng doanh thu một cách ấn tượng””Woody ví dụ.

Mục đích của việc này là khiến nhà tuyển dụng nhớ rằng bạn vẫn luôn quan tâm đến công ty của họ. Họ sẽ dễ nhớ đến bạn hơn khi cần tuyển dụng một vị trí khác và rất có thể là vị trí phù hợp với bạn.

Những dấu hiệu rõ mười mươi cho thấy đồng nghiệp không hề ưa bạn
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy đồng nghiệp đang thầm ghét bạn. Biết được tình hình, bạn sẽ dễ chủ động thay đổi xoay chuyển tình thế theo hướng...

Bí kíp "sống sót" nơi công sở

Kiên Nguyễn (Theo Huffpost)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh