Đôi khi những lời bạn nói ra không hẳn đúng với suy nghĩ của mình nhưng những người khác lại không nghĩ đơn giản như vậy. Họ cho rằng những câu nói ấy thể hiện quan điểm, hành động và sâu xa hơn là nhân sinh quan của bản thân bạn.
Đó là lý do tại sao chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.
Dưới đây là những cụm từ mà những người có chỉ số thông minh cảm xúc cao không bao giờ sử dụng khi đối thoại:
"Điều đó thật không công bằng."
Bill Gates đã từng nói rằng "Cuộc sống chẳng công bằng tẹo nào." và tốt nhất bạn đừng nên lặp lại câu nói này bởi ai mà chẳng biết điều đó.
Người khác nghe phải câu nói này liên tục từ bạn họ sẽ rằng bạn thật nông nổi, trẻ con, ngại khó ngại khổ và lúc nào nhìn cuộc sống qua lăng kính của sự thất bại.
Nếu bạn cảm thấy rằng tài năng, năng lực của mình xứng đáng nhận được nhiều cơ hội hơn thì hãy thẳng thắn bày tỏ trực tiếp với cấp trên và tìm hiểu nguyên nhân vì sao người đó không phải là bạn mà là anh chàng đồng nghiệp mới vào, thay vì luôn than thở và nói những câu càng làm mất hình tượng bản thân.
Ảnh minh họa.
"Nhìn bạn mệt mỏi thế"
Những người mệt mỏi có đặc điểm vô cùng dễ nhận biết là họ có đôi mắt trĩu xuống, mái tóc lộn xộn, dễ mất tập trung, và nhìn có vẻ như đang rất cáu kỉnh. Nói với ai đó họ trông mệt mỏi hàm ý đánh giá tất cả thứ trên và nhiều cái đi kèm nữa.
Hãy nói là: "Mọi chuyện ổn chứ?". Trong các cuộc nói chuyện nếu một người có vẻ mệt mỏi thì chắc người đó đang cần vài sự giúp đỡ. Thay vì đánh giá một ai đó hãy hỏi thẳng. Bằng cách này, người đối diện sẽ dễ dàng mở lòng. Quan trọng hơn đối phương sẽ thấy bạn là một người thân thiết.
"Bạn luôn luôn…" hoặc "Bạn không bao giờ…"
Không ai luôn luôn hoặc không bao giờ làm bất kỳ điều gì, vì vậy, đừng dùng những cụm từ mang ý nghĩa đó để quy chụp người khác. Khi đó, bạn sẽ khiến họ phải "phòng thủ" đối với thông điệp bạn sắp đưa ra vì nó có vẻ mang tính chất quá nghiêm trọng.
Nếu có điều gì người khác từng làm mà tạo ra tác động đến bạn, chỉ cần nói thẳng điều đó. Nếu tính thường xuyên của những hành động đó thực sự quan trọng, chỉ cần nói "Có vẻ như bạn làm điều này rất thường xuyên..." hoặc "Vì bạn làm điều này khá thường xuyên nên…".
"Điều này đã có người làm rồi"
Chắc chắn rằng ông chủ của bạn sẽ cho rằng bạn là một người lười biếng và ngại thay đổi khi bạn trả lời như thế về việc ông đề nghị bạn một hướng giải quyết cho dự án mới.
Bạn nghĩ rằng điều này đã có người đi trước từng làm và đã thành công thì sẽ không có cơ hội dành cho bạn? Sai rồi! Kể cả khi con đường đó đã có hàng tá người đi qua thì bạn vẫn có thể phát hiện được những điều kỳ diệu hơn.
"Wow, bạn đã giảm đi vài cân"
Một lần nữa, lời nhận xét mang ý nghĩa đánh giá, trong trường hợp này là một lời khen. Bạn đang cố gắng tạo ấn tượng mình là người biết quan tâm. Cách nói với ai đó trông họ có vẻ giảm cân đi rồi, cho thấy rằng trước đó họ có vẻ béo hoặc không hấp dẫn.
Hãy nói là: "Bạn trông thật tuyệt". Đây là một cách sửa chữa nói sai hiệu quả. Thay vì nói những câu như bạn trông ra sao, bạn từng có vẻ như nào. Hãy khen ngợi người khác ngay lập tức.
"Chúc may mắn!"
Việc chúc người khác may mắn không phải là điều gì quá tiêu cực, nhưng cụm từ này ám chỉ rằng họ cần có yếu tố may mắn mới thành công.
Thay vào đó, người thông minh thường nói rằng "Tôi biết bạn đã có đủ mọi điều kiện thuận lợi". Bởi, việc nói với một người rằng họ đã có đủ mọi kỹ năng để thành công mang ý nghĩa tích cực hơn và giúp họ tự tin hơn là chúc họ may mắn.
"Không vấn đề gì"
Một câu nói có vẻ lịch sự và thường được dùng phổ biến mỗi khi ai đó cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ hoặc nhờ bạn làm một việc gì đó. Tuy vậy những người thông minh sẽ không dùng "Không vấn đề gì/Không sao cả" vì câu nói này tạo cảm giác cho người đối diện rằng họ thật sự là một "vấn đề" đối với bạn.
Thay vào đó có thể dùng những câu nói khác như "Đây là vinh hạnh của tôi." hoặc "Tôi rất vui khi giúp đỡ bạn." sẽ khiến cả đôi bên đều rất thoải mái.
"Bạn quá tốt đối với anh/cô ấy"
Khi một người nào đó vừa chấm dứt một mối quan hệ với bất kì lí do nào đó, lời nhận xét này làm cho người nghe cảm thấy như thể mình có nhiều phẩm chất không tốt và không phải là người đáng để yêu nhất.
Hãy nói là: "Anh/Cô ta đã đánh mất …" Câu nói này đem đến sự động viên nhiệt tình và lạc quan mà không hàm chứa bất cứ chỉ trích nào.
"Vâng, ít nhất tôi chưa bao giờ…"
Sử dụng cụm từ này là một cách hiệu quả để chuyển hướng sự chú ý từ sai lầm hiện tại của bạn sang một sai lầm cũ của người khác trong quá khứ.
Khi rơi vào tình huống gặp sai lầm, bạn chỉ nên nói "Tôi rất tiếc" hoặc "Tôi xin lỗi". Thừa nhận sai lầm là cách tốt nhất để giúp cuộc thảo luận trở nên hiệu quả hơn, êm đẹp hơn, tránh tình huống căng thẳng "leo thang". Và nhờ đó, bạn có thể tìm ra cách để khắc phục sai lầm.
"Tôi ghét công việc này"
Người khôn ngoan sẽ không bao giờ nói câu nói này kể cả sự thật là như vậy. Bởi chúng sẽ khiến họ mang "tiếng" là người có quan điểm sống tiêu cực và sẵn sàng kéo toàn đội xuống vũng bùn trong bất kỳ dự án nào. Nếu không thích hãy rời bỏ càng sớm càng tốt bởi bạn xứng đáng ở trong một môi trường tốt hơn.
"Tùy thuộc vào bạn" hoặc "Thế nào cũng được"
Trong khi bạn không quan đến những câu hỏi thì ý kiến của bạn lại rất quan trọng đối với người yêu cầu.
Hãy nói là: "Tôi không có ý kiến gì khác, nhưng nên bàn một điều là …" Khi bạn đưa ra một ý kiến, thậm chí là không thì cũng cho thấy được bạn đã quan tâm đến người yêu cầu.