Những nguyên tắc này rất quan trọng đối với bất kỳ ai muốn thăng tiến sự nghiệp và cải thiện môi trường làm việc. Bạn có thể xây dựng một mối quan hệ hiệu quả và cùng có lợi với cấp trên của mình, đạt được kết quả tốt hơn cho cả bản thân và tổ chức của bạn.
1. Hiểu rõ sếp của bạn
Nguyên tắc đầu tiên để có thể làm việc với sếp hiệu quả là bạn cần hiểu rõ tính cách, sở thích, phong cách giao tiếp và động cơ của họ. Bạn có thể làm điều này thông qua việc quan sát hành vi của họ, đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm phản hồi.
Ví dụ, bạn có thể tìm hiểu ưu tiên của sếp bạn là gì, sếp thích nhận thông tin như thế nào, điều gì khiến họ khó chịu và điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì. Bằng cách hiểu rõ cấp trên, bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của họ và tránh những xung đột tiềm ẩn.
2. Quản lý kỳ vọng
Nguyên tắc thứ 2 để bạn có thể làm việc hiệu quả với cấp trên dù trong lĩnh vực, ngành nghề nào chính là làm rõ và điều chỉnh kỳ vọng của bạn với kỳ vọng của họ. Bạn có thể làm điều này bằng cách đặt ra các mục tiêu SMART, xác định vai trò và trách nhiệm, thống nhất về thời hạn và kết quả, cập nhật cho sếp biết về tiến độ và thách thức của bạn.
Trong đó, nguyên tắc lập mục tiêu SMART là đảm bảo:
S – Specific (tính cụ thể): Đặt ra mục tiêu cụ thể muốn đạt được.
M – Measurable (tính đo lường): Sử dụng số liệu đo lường được để dễ theo dõi.
A – Achievable (tính khả thi): Đảm bảo đặt ra mục tiêu khả thi.
R – Relevant (tính liên quan): Đảm bảo tính liên quan.
T – Time-Bound (giới hạn thời gian): Đặt ra khung thời gian.
Bằng cách quản lý kỳ vọng, bạn có thể đảm bảo rằng bạn và sếp của mình cùng chung quan điểm, tránh những hiểu lầm và thất vọng. Đồng thời, điều này cũng giúp chứng minh giá trị và năng lực của bạn.
3. Giao tiếp hiệu quả
Nguyên tắc thứ 3 của những người khôn ngoan chính là giao tiếp hiệu quả với cấp trên. Bạn có thể làm điều này bằng cách chọn ra phương tiện, tần suất và giọng điệu phù hợp cho thông điệp của mình, nói một cách rõ ràng, ngắn gọn và tôn trọng. Đồng thời, đừng quên lắng nghe một cách tích cực và thể hiện sự đồng cảm với sếp.
Bằng cách giao tiếp hiệu quả, bạn có thể xây dựng lòng tin và sự đồng cảm với sếp, chia sẻ ý tưởng và quan điểm của mình, cũng như dễ dàng hơn trong việc giải quyết vấn đề và khó khăn.
4. Đưa ra và nhận phản hồi
Nguyên tắc thứ 4 giúp bạn làm việc hiệu quả với cấp trên là đưa ra và nhận phản hồi. Bạn có thể làm điều này bằng cách yêu cầu phản hồi thường xuyên và mang tính xây dựng, thừa nhận và hành động theo đề xuất của sếp, đồng thời cung cấp những phản hồi tích cực và cụ thể.
Bằng cách này, bạn có thể cải thiện hiệu suất và kỹ năng của mình. Không những vậy, bạn còn gửi đi thông điệp về sự đánh giá cao và công nhận, đồng thời thúc đẩy văn hóa học tập và phát triển ở nơi làm việc.
5. Hỗ trợ sếp của bạn
Nguyên tắc thứ 5 là hỗ trợ sếp của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách thể hiện sự trung thành, đáng tin cậy và chủ động, chịu trách nhiệm, giúp cấp trên đạt được mục tiêu và vượt qua thách thức.
Bằng cách hỗ trợ sếp, bạn có thể nâng cao danh tiếng và uy tín của mình, tạo ấn tượng tích cực và sự ảnh hưởng. Đồng thời, bạn sẽ trở thành một nhân viên rất có giá trị, được đánh giá cao và không thể thiếu với cấp trên của mình.
6. Quản lý bản thân
Nguyên tắc thứ 6 và cũng là cuối cùng trong danh sách này chính là quản lý bản thân bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách duy trì thái độ và hành vi chuyên nghiệp, tự nhận thức và tự thúc đẩy, đồng thời phát triển kế hoạch và mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình. Bằng cách quản lý bản thân, bạn có thể tăng sự tự tin và hài lòng của mình, cân bằng công việc và cuộc sống của mình, theo đuổi sự phát triển và trưởng thành.